Vai trò tổ chức các hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội 1 Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 68)

2.3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc

Về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội:

Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII có 18 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch Quốc hội và 4 Phó Chủ tịch Quốc hội phân công phụ trách các lĩnh vực. Về kinh tế có một Phó Chủ tịch phụ trách. Ủy viên Ủy ban thường vụ là những người đứng đầu Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, phụ trách công việc của Quốc hội theo lĩnh vực phân công.

Thực tế hoạt động cho thấy, việc phân công trách nhiệm cụ thể, hợp lý đã tạo điều kiện để các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ động tiếp cận công việc từ đầu, có kế hoạch chỉ đạo sát sao và do đó hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ngày càng được nâng lên.

Về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng pháp luật:

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị và trình Quốc hội xem xét thông qua chương trình xây dựng pháp luật hàng năm, kịp thời trình Quốc hội điều chỉnh chương trình tại các kỳ họp giữa năm cho phù hợp với tình hình thực tế. Các chương trình này đã được xây dựng trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan khác có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội và ý kiến các đại biểu Quốc hội, gắn với kế hoạch pháp triển kinh tế xã hội; được xác định trọng tâm, trọng điểm theo từng thời kỳ.

Sau khi Quốc hội ra nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định phân công cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra các dự án luật, xác định tiến độ xây dựng từng văn bản, tổ chức triển khai chương trình xây dựng luật, xem xét, đề ra các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình, dành nhiều thời gian tại các phiên họp để xem xét về các dự án pháp luật. Có những dự luật phức tạp, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhiều lần trước khi trình Quốc hội. Với hình thức hoạt động này của Ủy ban thường vụ Quốc hội, góp phần vào việc hoàn chỉnh các dự án luật có chất lượng trước khi thông qua tại hội trường, tiết kiệm thời gian thảo luận tại hội trường.

Chú trọng đến việc tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, khảo sát thực tế và soạn thảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài, nhìn chung, các dự án đều được soạn thảo công phu, lấy ý kiến rộng rãi, thẩm định pháp lý thận trọng.

Về chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội:

Với tư cách là cơ quan chủ trì việc chuẩn bị các kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc chuẩn bị từng dự án luật từ khâu soạn thảo đến khi thông qua. Tất cả các dự án, bộ luật trước khi trình Quốc hội đều được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến để hoàn chỉnh. Nhiều dự án được chuẩn bị sớm, có điều kiện để các Ủy ban của Quốc hội xem xét, thẩm tra và gửi sớm cho đại biểu Quốc hội nghiên cứu, thảo luận trước.

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quan tâm chỉ đạo việc chuẩn bị các văn bản, đảm bảo tốt hơn thủ tục, tiến độ gửi dự án đến đại biểu Quốc hội và việc cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo về dự án. Việc thực hiện nghiêm túc quy định này đã có tác động tích cực tạo điều kiện để Quốc hội tập trung xem xét những nội dung chủ yếu nhằm thông qua các văn bản luật có chất lượng tốt hơn.

Điểm mới vừa qua với việc sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối với các dự án luật được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến qua các kỳ họp; Do vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật tại không để các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra có ý kiến riêng, với hình thức này đã tiết kiệm được thời gian làm luật và đảm bảo sự thống nhất cao giữa các cơ quan trong việc xem xét, thông qua dự án luật.

Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc ban hành pháp lệnh, nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế:

Trong các nhiệm vụ của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì nhiệm vụ ban hành Pháp lệnh được coi là quan trọng nhất, mang tính đặc thù của Ủy ban thường vụ Quốc hội, vượt ra khỏi nhiệm vụ quyền hạn có tính chất phổ quát của cơ quan thường trực của Quốc hội nhiều nước là chỉ có chức năng điều khiển các phiên họp của nghị viện.

Số pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Quốc hội khóa X thông qua được 10 pháp lệnh; Quốc hội khóa XI thông qua được 5 pháp lệnh, Quốc hội khóa XII từ đầu nhiệm kỳ 2007 đến nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua 2 pháp lệnh [71].

Đáng chú ý là tại Quốc hội khóa X, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành được một số Nghị quyết có nội dung pháp luật điều chỉnh kịp thời những vấn đề bức xúc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, nhưng được Quốc hội ủy quyền như Nghị quyết số 90 và số 240/UBTVQH về thuế giá trị gia tăng.

2.3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa chú trọng đến công tác giải thích luật, pháp lệnh, cũng như chưa chú trọng đến việc đôn đốc Chính phủ ban hành văn bản dưới luật, dẫn đến tình trạng nhiều quy định của Luật, pháp luật không thực hiện được trong thực tế hoặc được thực hiện không đúng theo tinh thần điều luật do việc không ban hành hoặc ban hành văn bản hướng dẫn không đúng với quy định của luật, pháp luật.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội nói chung cũng như trong lĩnh vực lập pháp nói riêng đó là do bộ máy tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đó là hạn chế về số lượng thành viên Ủy ban lại phải đảm nhận khối lượng công việc không nhỏ, do vậy không thể không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 68)