BẢO HỘ VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRI THỨC BẢN ĐỊA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 65 - 66)

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và thổ nhưỡng đa dạng, để tồn tại và phát triển người dân Việt Nam đã phải cố gắng rất nhiều trong cuộc sống. Nhiều tri thức truyền thống có giá trị về cách thức canh tác, nuôi trồng hay bảo vệ sức khỏe, chống chọi với khó khăn trong thiên nhiên đã được tích lũy qua các thế hệ. Đây là vốn kiến thức góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển xây dựng nền kinh tế tri thức- một trong những chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế mà chúng ta không thể chỉ dựa vào những nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, mà chủ yếu khai thác nguồn nội lực của đất nước, dựa trên những thành quả sáng tạo của nhiều thế hệ.

Cũng như một số các quốc gia đang phát triển Việt Nam hiện đang đứng trước một thách thức lớn trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và chi tiết để bảo hộ hệ thống tri thức truyền thống của mình do có những hạn chế về lập pháp, lịch sử nghiên cứu bảo hộ tri thức bản địa còn ở mức bắt đầu, chuyên gia nghiên cứu vấn đề này hầu hết đều thuộc khoa học chuyên ngành, chuyên gia pháp lý hầu như chưa có và chưa có sự chẩn bị đầy đủ về kiến thức pháp lý để giải quyết và tham gia tư vấn cũng như tham gia đàm phán tầm quốc tế khi có sự kiện liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi về tri thức truyền thống của mình. Tuy nhiên ý thức được tầm quan trọng của tri thức truyền thống, chúng ta bước đầu đã có những công nhận, tạo điều kiện để việc bảo hộ đối tượng này tốt hơn thông qua đường lối, chủ trương và các văn bản pháp lý mới.

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)