Chính sách pháp luật về bảo vệ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 66 - 69)

bản địa ở Việt Nam hiện nay

Đại hội Đảng lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế mới phải gắn với phát triển kinh tế tri thức: Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm

năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và đượ c nhấn mạnh trong Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hó a, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu phát triển bền vững , bảo tồn thiên nhiên và đa dạ ng sinh học là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường (bên cạnh các nhiệm vụ phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm , cải t hiện và nâ ng cao chất lượng môi trường ). Cụ thể Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 được xác định là: Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với công nghệ sinh học, hình thành và phát triển thị trường công nghệ sinh học để đến năm 2020 công nghệ sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể về đường lối phát triển thế chế thành luật chúng ta có:

- Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2008 về "Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020";

- Luật Bảo tồn văn hóa 2001; - Bộ luật Dân sự 2005;

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008; - Luật Bảo vệ môi trường năm 2008...

và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các luật trên.

Chúng ta đã ký kết và đang trong tiến trình xem xét tham gia rất nhiều công ước bảo hộ quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới việc bảo tồn và chia sẻ lợi ích từ tri thức bản địa như:

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne, được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, Việt Nam tham gia năm 2004;

- Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Việt Nam tham gia năm 1949;

- Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva, Việt Nam tham gia Thỏa ước này từ ngày 08/3/1949;

- Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) Washington 1970, Việt Nam tham gia Hiệp ước từ ngày 10/3/1993;

- Hiệp định TRIPs Hiệp định về các khía cạnh quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại trong khuôn khổ WTO, Việt Nam tham gia ký kết năm 2006;

Các công ước về đa dạng sinh học và bảo tồn văn hóa mà Việt Nam đã ký kết tham gia như:

- Công ước đa dạng sinh học - CBD 1992, Việt Nam tham gia 1994; - Công ước Ramsar 1971, Việt Nam Tham gia 1989;

- Công ước về buôn bán quốc tế các động thực vật hoang dã bị nguy cấp - gọi tắt là Công ước CTTES 1973, Việt Nam tham gia năm 1994;

- Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - gọi tắt là công ước di sản văn hóa thế giới hay cũng gọi là Công ước Paris 1972, Việt Nam tham gia năm 1987;

- Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học 2000, Việt Nam tham gia năm 2004;

- Công ước quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới - UPOV 1961, Việt Nam tham gia năm 2006;

- Hướng dẫn Bonn về tiếp cận nguồn Gen và chia sẻ lợi ích, 2001, Việt Nam tham gia năm

Có thể nói, tri thức truyền thống bao gồm mọi đối tượng là thành quả sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật. Mặc dù chúng ta chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định riêng bảo hộ đối tượng tri thức bản địa, tri thức truyền thống, tuy nhiên những quy định hiện nay về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các luật chuyên ngành đã tạo bước khởi đầu quan trọng trong công tác bảo hộ mảng trí tuệ quan trọng này.

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)