Vấn đề chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên và tri thức truyền thống

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 38)

tri thức truyền thống

Tri thức truyền thống là một dạng tài nguyên quan đặc biệt của mỗi quốc gia. Do những đặc trưng riêng mà vấn đề chủ quyền đối với loại tài nguyên

này luôn được các quốc gia xem xét kỹ lưỡng. Yêu cầu quan trọng của quyền chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên và tri thức truyền thống chủ yếu liên quan đến quyền của một quốc gia được tự do quy định cách thức khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình [66]. Việc phát triển những quy trình phát triển kinh tế, cơ chế chuyển giao sử dụng, thuế, và đặc biệt là việc kiểm soát hành động của các quốc gia khác đối với việc khai thác nguồn tài nguyên và tri thức truyền thống là nội dung chính của quyền được nêu. Chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm không gây tổn hại tới môi trường của quốc gia khác hoặc các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bình đẳng của luật quốc tế.

Cũng giống như việc xây dựng các quy trình phát triển kinh tế theo hướng có lợi nhất thông qua luật pháp và các văn bản dưới luật, yêu cầu liên quan tới nguyên tắc chủ quyền lâu bền đối với tài nguyên quốc gia còn quy định thêm rằng quốc gia mua hoặc sử dụng tài nguyên phải tạo điều kiện cho quốc gia xuất xứ nguồn tài nguyên được lựa chọn cách thức khai thác tài nguyên có lợi nhất cho họ. Bên cạnh yêu cầu quốc gia sử dụng nguồn tài nguyên - thường là các quốc gia công nghiệp phương Tây - phải chấp nhận các quy định mang tính chủ quyền của quốc gia xuất xứ nguồn tài nguyên áp dụng đối với các quan hệ kinh tế, và không được sử dụng các biện pháp bất lợi hoặc trả đũa đối với các nước xuất xứ này, các nước công nghiệp phương Tây còn thường xuyên được yêu cầu giúp đỡ các nước này trong nỗ lực sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên quốc gia thông qua nhiều biện pháp hợp tác khác nhau. Nhằm mục đích này, pháp luật quốc tế đã quy định về nghĩa vụ hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Theo luật môi trường quốc tế, người ta thường quy định rằng các quốc gia có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của mình không gây tác hại tới môi trường của quốc gia khác hoặc tới những khu vực không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, luật cũng quy

định rõ rằng các nghĩa vụ quốc tế về môi trường đều tuân theo điều khoản bảo

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 38)