Vấn đề chia sẻ lợi ích trong việc sử dụng và khai thác tri thức bản địa

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 41)

thức bản địa

Thực chất của vấn đề là quyền của người dân địa phương đối với tri thức bản địa. Cho đến nay về hình thức, người ta mới chỉ quan tâm đến các

quốc gia và quyền của các quốc gia trong việc tự do định đoạt tài sản nhưng trong lĩnh vực tri thức bản địa, quyền của một số nhóm người nhất định trong cộng đồng địa phương và bản địa đang được tranh cãi.

Theo nghĩa thông thường của từ ngữ, các mệnh lệnh, yêu cầu và nghĩa vụ là nhằm đến các quốc gia và chúng thực sự chỉ điều chỉnh đối tượng là các quốc gia, các công cụ phương tiện hợp tác giữa các quốc gia. Tuy nhiên, khi xem xét các quy định hình thức mà các giao dịch liên quan giữa các chủ thể cá nhân thì có thể hiểu về gián tiếp các quy định có điều chỉnh các chủ thể cá nhân. Điều 8 khoản J của Công ước về đa dạng sinh học quy định mỗi bên tham gia ký kết phải làm tận tâm yêu cầu:

Tuân theo quy định của luật pháp quốc gia của Bên ký kết tôn trọng, giữ gìn và duy trì các kiến thức, sáng kiến và kinh nghiệm của các cộng đồng bản địa và địa phương hiện thân cho phong cách sống truyền thống có lợi cho bảo toàn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học, xúc tiến và mở rộng việc áp dụng chúng với sự tham gia của những người sở hữu các kiến thức sáng kiến, kinh nghiệm này và khuyến khích sự chia sẻ công bằng các lợi ích có được từ việc sử dụng chúng [25].

Trong các điều khoản về tiếp cận và chia sẻ lợi ích, lợi ích được chia sẻ có thể dưới nhiều hình thức. Bên sử dụng nguồn gen, trong phạm vi cho phép, phải cho phép bên cung cấp tham gia vào các nghiên cứu khoa học về nguồn gen đó (Điều 15(6)). Các điều khoản về tiếp cận và chuyển giao công nghệ (Điều 16), chia sẻ thông tin (Điều 17), hợp tác khoa học kỹ thuật (Điều 18), và sử dụng công nghệ sinh học và phân phối lợi ích (Điều 19) đều kêu gọi các bên tham gia tạo điều kiện và nỗ lực để các bên tham gia khác, nhất là các nước đang phát triển, được tiếp cận với thông tin, khoa học công nghệ và các thành tựu thu được. Việc chia sẻ lợi ích trực tiếp về mặt tài chính cũng được đề cập đến (Điều 15(7)) và cũng phải dựa trên các điều khoản đồng thuận chung.

Các quy định của TRIPs liên quan tới việc công nhận và bảo hộ tri thức bản địa được quy định ở Điều 27 cũng có ý nghĩa quan trọng. Nó cho thấy ở đây các công ước đã có những lưu ý nhiều hơn đến phát triển chung quốc tế thông qua việc củng cố quyền của người dân bản địa. Các cộng đồng địa phương và bản địa có quyền quyết định làm gì với tri thức của họ. Đó là các vấn đề môi trường, sức khỏe chung của cộng đồng bản địa … Khoản 2 Điều 27 quy định: Các thành viên có thể loại trừ không cấp Patent cho những

sáng chế cần phải bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống vì sức khỏe của con người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh những nguy hại nghiêm trọng cho môi trường.

Nội dung này được quy định tiếp sau tuyên bố rằng việc sử dụng tri thức truyền thống chỉ xảy ra với sự chấp thuận và tham gia của các chủ thể của tri thức đó (Điều 26).

Thực tế thực thi quyền là một bài toán phức tạp, người dân bản địa quan niệm môi trường và các sản phẩm tri thức dân gian bản địa rất đơn giản, tự nhiên và dường như những tri thức và quan niệm này là một phần vô hình hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày nên không có chế tài nào, quy định nào bắt buộc phải làm thế này hay thế kia mới là giữ gìn và bảo hộ. Đối với họ việc sử dụng chính là bảo vệ. Tuy nhiên khi có sự xuất hiện của bên thứ ba tham gia khai thác với mục đích thương mại, khi có quá nhiều các Patent và các hình thức bảo hộ được cấp dựa trên những sản phẩm tri thức của họ thì dường như họ bị tách ra, gạt đi khỏi những gì của họ. Thực sự, các cộng đồng địa phương chủ yếu đưa ra hai yêu cầu: Thứ nhất, yêu cầu được tự do

định đoạt tri thức của họ được đảm bảo bằng chỉ cho phép tiếp cận hạn chế với tri thức. Thứ hai, phải đảm bảo tính tự do của tri thức truyền thống và

tình trạng của nó như là một tài sản chung mà công chúng có thể tiếp cận được. Vì vậy phải ngăn chặn bên thứ ba trong việc đạt được quyền sở hữu đối với tri thức này.

Khi xem xét cách tiếp cận và quản lý quyền chính là xem xét về phạm vi quyền của các chủ thể liên quan nên theo học viên thì không nên tách phần chia sẻ lợi ích thành một vấn đề riêng khi xem xét tổng thể vấn đề tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ tri thức bản địa. Phần này sẽ nằm ghép trong mỗi phân tích của các mảng yêu cầu của đề tài.

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 41)