Bảo hộ tri thức bản địa theo pháp luật Philippines

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 62 - 63)

Những quy định về bảo hộ tri thức truyền thống được nêu trong Hiến pháp Philippines năm 1987, theo đó Nhà nước công nhận, tôn trọng và bảo hộ các quyền của cộng đồng văn hóa bản địa nhằm bảo tồn và phát triển các nền văn hóa, truyền thống và thiết chế của những cộng đồng này. Luật về quyền của người bản địa - Luật cộng hòa số 8371 (Indigenous Peoples Right Act of 1997 (IPRA) cũng quy định bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức bản địa của các cộng đồng (Điều 32, Điều 34). Đây là Đạo luật quan trọng điều chỉnh các vấn đề có liên quan tới việc bảo hộ tri thức bản địa đáng để Việt Nam tham khảo. Ngoài ra, hiện nay, Philippine còn có 3 dự luật đang trình Quốc hội, quy định về việc thiết lập một hệ thống bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng trong đó có tri thức truyền thống.

Về mục tiêu chính sách bảo hộ, Philippine tập trung vào việc công nhận, bảo hộ và khuyến khích các quyền của người dân bản địa và các cộng đồng văn hóa bản địa (ICCs/Ips); Cung cấp một hệ thống bảo hộ của cộng đồng đối với những đóng góp của cả hai chủ thể là các cộng đồng văn hóa bản địa và địa phương trong vấn đề phát triển và bảo tồn tài nguyên gen và đa dạng sinh học. Nội dung của chính sách tập trung vào việc tạo cho cộng đồng dân cư bản địa và địa phương khả năng kiểm soát, phát triển và bảo tồn "những biểu hiện của khoa học, công nghệ và văn hóa của người dân bản địa và cộng đồng địa phương, bao gồm nguồn gen con người và các các nguồn

gen khác, hạt giống và những cái bắt nguồn từ nguồn trên, thuốc đông y, thực hành bảo vệ sức khỏe, các thảo dược quan trọng, động vật, khoáng chất, hệ thống tri thức bản địa và tập tục về tính chất của động thực vật, văn học, thiết kế, các truyền thống truyền miệng và nghệ thuật nghe nhìn" (Điều 34). Nhà nước Philippine sẽ bảo hộ các biểu hiện của các sản phẩm trên cả khi nó thể hiện trong thời điểm hiện tại, quá khứ và tương lai (Điều 32). Việc tiếp cận liên quan tới các công việc như bảo tồn, sử dụng và phát triển đa dạng sinh học, đa dạng nguồn Gen sẽ chỉ diễn ra trong phạm vi mảnh đất của tổ tiên và phạm vi của người bản địa sinh sống và chỉ khi nào có thỏa thuận trước, phù hợp với luật tục của cộng đồng đó (Điều 35). Khi xảy ra những tranh chấp, bất đồng liên quan tới Cộng đồng văn hóa bản địa hay người bản địa, Luật tục sẽ đóng vai trò giải quyết những bất đồng này (Phần 65). Hội đồng quốc gia về người bản địa - NCIP thông qua các văn phòng của mình tại địa phương sẽ giải quyết tất cả những khiếu nại và tranh chấp liên quan tới quyền của Cộng đồng văn hóa bản địa và người bản địa. Tuy nhiên những tranh chấp này chỉ được gửi tới văn phong NCIP khi đã không giải quyết được bằng luật tục của cộng đồng ICCs/ Ips. Một chứng nhận do người đứng đầu, người cũng tham gia giải quyết tranh chấp không thành chứng nhận và gửi cho NCIP (Phần 66). Chứng nhận của NCIP sẽ có giá trị để tòa phúc thẩm xem xét bản án nếu có kháng án (Phần 67). Chương XI của đạo luật quyền của người bản địa cũng quy định rõ các hình thức xử phạt đối với các vi phạm của luật, chương này cũng viện dẫn tới việc sử dụng Đạo luật thi hành án của nước này khi áp dụng các hình thức xử phạt.

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)