Bảo vệ tri thức truyền thống theo pháp luật Mỹ

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 62)

Cách tiếp cận của Mỹ xung quanh vấn đề tri thức truyền thống được gắn liền với hai thành tố quan trọng là bảo hộ nguồn Gen và Văn hóa dân gian, với tinh thần tôn trọng và thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn gen, tri thức truyền thống và các hình thức thể hiện văn hóa dân gian bằng việc quy định việc chia sẻ quyền lợi cân bằng, xóa bỏ các bằng sáng chế được cấp nhầm, hạn chế sự mai một của tri thức truyền thống, và bảo tồn văn hóa dân gian. Các quy định chủ yếu tập trung tại Đạo luật về mỹ thuật và thủ công thổ dân da đỏ năm 2000 (Indian Arts and Crafts Act -IACA), dữ liệu USPTO về biểu hiện chính thức của các bộ tộc người Mỹ bản xứ - phần dữ liệu được thiết lập kèm Đạo luật thi hành Hợp đồng luật nhãn hiệu năm 1998 (USPTO Database of the Trademark Law Treaty Implementation Act). Tuy nhiên các quy định về quyền sở hữu trí tuệ cũng rất quan trọng giúp Hoa Kỳ giải quyết tốt vấn đề quản lý tri thức truyền thống.

Điều kiện để được bảo hộ theo quy định của Đạo luật về mỹ thuật và thủ công thổ dân da đỏ 2000 thì các sản phẩm phải đáp ứng những yêu cầu: Phải là sản phẩm da đỏ đã được quy định cụ thể về khái niệm và tính chất trong các văn bản luật và hướng dẫn thi hành; phải được ra đời trước năm 1935

(năm 1935 Hội đồng Mỹ thuật và Thủ công Da đỏ được thành lập); Người sản xuất ra sản phẩm phải sống tại Hoa kỳ. (Khái niệm "người da đỏ" được định nghĩa trong Phần 6 của Đạo luật (Section 6(d)(3) quy định là bất kỳ cá nhân nào là thành viên của bộ tộc da đỏ; hoặc được xem là một Nhà Mỹ thuật Da đỏ do bộ tộc da đỏ ghi nhận). Sản phẩm của người da đỏ là các công trình truyền thống hoặc không truyền thống của người da đỏ hoặc sản phẩm trung gian; các sản phẩm thủ công là của người da đỏ truyền thống hoặc không phải của người da đỏ truyền thống hoặc trung gian. Phạm vi quyền quy định trong Đạo luật Mỹ thuật và thủ công thổ dân da đỏ quy định những hành vi sau bị cấm: Cấm bán hoặc bày bán bất kỳ hàng hóa nào mang ý định lừa đó là sản phẩm của người da đỏ, do một cá nhân hay bộ tộc người da đỏ làm ra, do một cá nhân hay tổ chức mỹ thuật hay thủ công người da đỏ sống tại Mỹ làm ra (Phần 40(a). Hội đồng mỹ thuật và thủ công sẽ cung cấp và đăng ký với cơ quan chuyên trách của chính phủ- Văn phòng Patent và Nhãn hiệu thương mại các dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu thương mại trong các sản phẩm của người da đỏ. Các hoạt động này không bị thu phí. Nếu có sự vi phạm về quyền, với tư cách là một cơ quan liên bang, Hội đồng mỹ thuật và thủ công da đỏ có quyền đệ trình những vi phạm lên Văn phòng Điều tra Liên bang. Hội đồng này cũng có thể kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan tới các hoạt động của Chánh án tòa tối cao khi xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực tri thức truyền thống. Mức phạt cho các vi phạm được tính như sau: Đối với cá nhân lầu đầu vi phạm mức phạt lên tới 250 ngàn đô la Mỹ hoặc năm năm tù, Doanh nghiệp nếu vi phạm lần đầu là 1 triệu đôla Mỹ; vi phạm ở những lần tiếp theo đối với cá nhân mức phạt lên tới một triệu Đôla Mỹ hoặc mười năm năm tù giam, tương tự như vậy, đối với doanh nghiệp mức phạt lên tới năm triệu đô la Mỹ. (WIPO/GRTKF/IC/5/INF/4 phần phụ lục) [36].

Mặt khác, các giải pháp xuất phát từ bản thân các cộng đồng bản xứ, là một hướng để Hoa Kỳ hướng tới. Bản thân các cộng đồng có trách nhiệm

đăng ký và đảm bảo các giải pháp quản lý những biểu hiện tri thức truyền thống của mình.

Ngoài ra, pháp luật Mỹ cũng thường sử dụng bằng sáng chế trong quy định về luật quyền sở hữu trí tuệ để tham gia bảo hộ tri thức truyền thống. Luật pháp về quy định các bằng sáng chế không được cấp trên các sản phẩm hoặc các quá trình đã được biết đến, bao gồm cả những cái mà được coi là tri thức truyền thống.

Cấp một bằng sáng chế là việc một chính phủ cấp phép cho người phát minh ra nó quyền cấm người khác xuyên tạc, sử dụng hoặc bán sáng chế đó. Để được bảo hộ quyền sáng chế của mình ở khắp các nước, một sáng chế phải hoàn toàn mới, phải hữu ích và phải không được mở rộng không đáng kể từ cái đã được biết đến. Một số người sở hữu tri thức truyền thống lo sợ rằng những người khác sẽ có được các bằng sáng chế dựa trên những tri thức đã có từ lâu đời và hưởng lợi từ các tri thức này. Theo lý luận của các nhà làm luật Hoa Kỳ thì việc bảo vệ tri thức truyền thống của nước này thể hiện chính là ở việc luật nước này đưa ra ba tiêu chí cần thiết để cấp bằng sáng chế trong đó tiêu chí "cái mới" đã ngăn cản việc đánh cắp khối tri thức kia. Tri thức truyền thống là một cái đã được biết đến, vì thế nếu nó được sử dụng như tài liệu, nó không còn là mới nữa.

Theo Luật về quyền sáng chế của Mỹ (Điều 35 Luật về quyền sáng chế Hoa Kỳ, Mục 102), nếu một sáng chế a) đã được biết đến hoặc được sử dụng bởi những người khác ở Hoa Kỳ, hoặc được cấp bằng sáng chế hoặc được sử dụng để xuất bản ở nước này hay một nước khác trước khi được nộp đơn xin cấp bằng sáng chế, hoặc b) được cấp bằng sáng chế hoặc được đăng trên tài liệu ở nước này hoặc nước ngoài hoặc được sử dụng rộng rãi hoặc được bán ở nước này, nhiều hơn một năm trước ngày nộp đơn xin cấp bằng sáng chế ở Hoa Kỳ, thì nó không đủ điều kiện để được cấp bằng sáng chế.

Thiếu thông tin về một phương thuốc chữa bệnh truyền thống đã dẫn tới một sự nhầm lẫn vào năm 1995 khi Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế cho người

Ấn Độ ở trường Đại học Trung tâm Y tế Mississippi do việc sử dụng củ nghệ để chữa lành vết thương. Củ nghệ đã được sử dụng lâu dài ở Ấn Độ để chữa lành vết thương, và điều này đã được lưu lại làm tư liệu cho các báo chí xuất bản tại Ấn Độ. Ủy ban về Nghiên cứu công nghiệp và khoa học của Ấn Độ đã yêu cầu kiểm tra lại bằng sáng chế và Phòng Nhãn hiệu và sáng chế của Hoa Kỳ đã hủy bỏ bằng sáng chế vì thiếu sự mới lạ. Khả năng bên thứ ba có quyền yêu cầu kiểm tra lại và cuối cùng là việc rút bỏ những lời phán quyết khi phát hiện ra lỗi chứng tỏ rằng hệ thống cấp bằng sáng chế hiện thời đã và đang hoàn thiện tốt hơn cách thức làm việc của mình.

Hoa Kỳ đang khuyến khích các nước khác thiết lập cơ sở dữ liệu

(Database of Insignia) để đăng tải những tri thức truyền thống và bảo hộ chúng khỏi sự ăn cắp bằng sáng chế. Các cơ sở dữ liệu số sẽ cho phép các nhà giám định bằng sáng chế trên khắp thế giới tìm kiếm và kiểm tra các tri thức truyền thống. Cơ sở dữ liệu của Hoa Kỳ hiện nay gồm những dấu hiệu tên của các bộ tộc, nhận dạng giống như của người Mỹ bản địa hoặc có những dấu hiệu được xem là của người Mỹ bản địa chính thống. Một số các nước đang phát triển cũng đang tích cực đi theo con đường này.

Ấn Độ và Trung Quốc đã tham gia vào việc phát triển các thư viện số có khả năng tìm kiếm những tri thức truyền thống của họ. Các nhà giám định bằng sáng chế của Hoa Kỳ thường xuyên kiểm tra các cơ sở dữ liệu của các nước đã được đưa vào sử dụng.

Một số cộng đồng nắm giữ tri thức truyền thống có thể không muốn tiết lộ một số khía cạnh nhất định của tri thức truyền thống hoặc hạn chế cho các cá nhân hoặc nhóm cụ thể. Nếu vậy, họ có thể muốn các biện pháp bảo hộ tri thức của họ như là bảo vệ bí mật kinh doanh. Ở Mỹ, xâm phạm đến bí quyết kinh doanh được coi là một dạng cạnh tranh không bình đẳng.

Trong nước Mỹ, một số lớn người Mỹ bản địa chỉ đăng các giá trị truyền thống của họ theo một cách chỉ đủ để viết tư liệu và để hạn chế người

ngoài tiếp cận đến thông tin đó. Ví dụ các nhóm bộ lạc Tulalip ở bang Washington của Mỹ đã tạo ra một kho máy số phức tạp, mang tên là "các câu chuyện văn hóa". Cái kho này sẽ phác họa người nào được quyền tiếp cận đến loại thông tin nào liên quan đến tri thức, lịch sử, văn hóa hoặc tập quán của họ. Một vài người có thể sử dụng để lấy thông tin không hạn chế trong khi những người khác, ví dụ như các nhà giám định bằng sáng chế, có thể lại bị giới hạn trong việc tiếp cận thông tin.

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 62)