Bảo tồn nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 81 - 87)

nguồn gen

Như chúng ta đã biết nước ta là quốc gia đang phát triển, và có nền tảng phát triển bắt đầu từ nền nông nghiệp. Những đối tượng nắm giữ tri thức truyền thống về bảo vệ nguồn gen chính là những cộng đồng bản địa lâu đời sống và tiếp cận với nguồn kiến thức này

Những năm gần đây, việc sử dụng bền vững nguồn gen, bảo vệ các tri thức bản địa và chia sẻ hợp lý lợi ích có được từ nguồn gen đã được các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đặc biệt chú ý, đặc biệt là sau hội nghị thượng đỉnh về môi trường toàn cầu tại Rio de Janero năm 1992, khi Liên hợp quốc thông qua Công ước quốc tế về đa dạng sinh học. Mục tiêu thứ ba trong ba mục tiêu của Công ước Đa dạng Sinh học là "phân phối công bằng hợp lý

lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen, bằng việc tiếp cận hợp lý nguồn gen, bằng chuyển giao hợp lý các công nghệ có liên quan đến nguồn gen, bằng việc công nhận các quyền sở hữu về nguồn gen và công nghệ đó, và bằng các tài trợ thích đáng". Như vậy, tiếp cận và chia sẻ các lợi ích có

được từ nguồn gen đã trở thành vấn đề lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học. Lịch sử bảo hộ sáng chế về gen ở Việt Nam có thể kể đến hai nghị định quan trọng là Nghị định 31/CP/1981 về bảo hộ giống cây, giống con dưới hình thức cấp bằng sáng chế, và Nghị định 63/CP/1996 quy định về chủng vi sinh vật được bảo hộ độc quyền sáng chế. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và một số văn bản khác liên quan tới việc yêu cầu đối với sáng chế về gen như Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 2 năm 2007, hướng dẫn thi

hành nghị định số 103/ 2006/ NĐ- CP ngày 22 tháng 9 năm 2006. Bộ luật hình sự Việt Nam cũng quy định mười tội danh liên quan tới đa dạng sinh học (Điều 182 đến Điều 191).

Về việc đăng ký sáng chế về gen, từ năm 1995 đến 2006 đã có 878 đơn đăng ký trên tổng số 2411 đơn đăng đăng ký bảo hộ sáng chế nói chung. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì số lượng này không nhiều và thường bị loại không xét tiếp được do các đơn này có vướng mắc về điều kiện cấp bằng sáng chế Paten. (Điều kiện cấp bằng sáng chế Paten ở Việt Nam theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Khoản 2 Điều 58) phải đảm bảo 3 tiêu chí: Có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp).

Sau khi Luật Đa dạng sinh học ra đời đã đánh dấu bước khởi đầu cho việc bảo tồn tài nguyên sinh học bằng một luật cụ thể. Ngoài các quy định về bảo tồn thiên nhiên, ưu tiên bảo tồn động vật hoang dã, Luật đã quy định các vấn đề mới như quy hoạch bảo tồn; tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại; quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học; tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Luật đa dạng sinh học 2008 của Việt Nam quy định cách tiếp cận và hiểu về gen, Điều 3, giải thích từ ngữ như sau: "Đa dạng sinh học là sự phong

phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên". Và "tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen".

Căn cứ theo định nghĩa trên, hiện nay Việt Nam đang nắm giữ và sở hữu rất nhiều các nguồn gen bản địa quý hiếm, có thể kể như: vải Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, rau Sắng Chùa Hương, chè Tân Cương, gạo Tám Xoan, nếp Tú Lệ, hồng Hạc Trì, ngô Nù, lợn Ỷ, bò Cóc, cá Lăng v.v.. Luật Đa dạng sinh học ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên sinh học, ngoài các quy định về bảo tồn thiên nhiên, ưu tiên bảo tồn động vật hoang dã.

Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực tác động mạnh mẽ đến việc khai thác và sử dụng các nguồn gen quý hiếm này và việc khai thác cũng như sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý chính là động lực góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt, với các nhà quản lý, các nhà môi trường, hệ thống các ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thì việc ra đời của Luật Đa dạng sinh học 2008 như một công cụ đặc biệt giúp họ hoàn thành chức trách; từng bước kiểm kê, kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra nghiêm trọng.

Luật quy định: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin về nguồn Gen để xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen và bảo đảm quyền được tiếp cận cơ sở dữ liệu về nguồn gen (Điều 63). Về bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, Điều 64 luật này cũng quy định: "1. Nhà nước bảo hộ bản quyền tri thức truyền

thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ t ổ chức , cá nhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen" và "Bộ Khoa học và Công nghệ

chủ trì phối hợp với bộ , cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen".

Mặt khác, về cơ chế bảo vệ và chia sẻ lợi ích về nguồn Gen như đã trình bầy ở trên, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Ngày 14 tháng 2 năm 2007, hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Điểm 23.11: Đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống còn phải có tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu sáng chế trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc tri thức truyền thống đó.

Nếu tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn không xác định được nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó.

Thông tư không quy định nghĩa vụ xin phép, trả tiền thù lao hay nguyên tắc cùng chia sẻ lợi ích giữa người khai thác và người lưu giữ nguồn gen/tri thức truyền thống (cho phép tự do sử dụng) nhưng sang đếnLuật Đa dạng sinh học 2008 đãghi rõ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức , cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen:

a) Điều tra, thu thập nguồn gen và các hoạt động khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Đưa nguồn gen không thuộc Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật;

c) Kinh doanh sản phẩm sản xuất từ nguồn gen được phép tiếp cận; d) Quyền khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

Bên cạnh việc quy định về quyền, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các nghĩa vụ:

a) Tuân thủ các quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen về kết quả nghiên cứu phát triển , sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen;

c) Chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan , bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen;

d) Nghĩa vụ khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

Như vậy là lần đầu tiên luật Việt Nam đưa ra quan điểm tiếp cận gen khi nói tới quyền nghĩa vụ của các bên liên quan tới tiếp cận nguồn gen, những khái niệm về tiếp cận hoàn toàn cụ thể như: Xuất nhập khẩu gen, kinh doanh sản phẩm sản xuất từ nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia

sẻ lợi ích, giấy phép tiếp cận nguồn gen, kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại, bản quyền tri thức truyền thống về gen… Những khái niệm này dường như còn mới mẻ với các chủ sở hữu tài nguyên về tri thức gen và ngay cả các nhà làm luật tuy nhiên việc đưa vào luật đã tạo cho chúng ta có cơ sở pháp lý cụ thể, gắn với thực tế đòi hỏi phải có luật điều chỉnh.

Về việc chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen, Điều 61 của Luật cũng quy định: Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho các bên như: a) Nhà nước; b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Luật Đa dạng sinh học 2008 sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2009 tuy nhiên cho tới thời điểm viết luận văn, tác giả luận văn chưa thấy có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Những vấn đề nảy sinh xung quanh việc quy định về quản lý nguồn gen đặt ra là: Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân được điều tra thu thập… nguồn gen theo giấy phép, nhưng mức độ cho phép của các giấy phép này tới đâu? Tổ chức, cá nhân nào có đủ điều kiện tham gia việc này? Vấn đề xuất nhập khẩu nguồn gen ai quản lý ? Việc chia sẻ lợi ích từ việc khai thác nguồn gen phải tuân thủ pháp luật có liên quan là những quy định nào? Điều 61 quy định về cách thức tiếp cận nguồn Gen và chia sẻ lợi ích phải dựa vào hợp đồng tiếp cận nguồn gen, vậy hợp đồng này sẽ quy định như thế nào về quyền lợi của các bên, hợp đồng này là hợp đồng thỏa thuận đơn thuần hay phải tuân thủ theo công thức nhất định.

Tham khảo cách phân chia lợi ích cho các bên từ những dự thảo Luật đa dạng sinh học, nguồn WIPO và các nước khác chúng ta có thể thực hiện việc chia sẻ các lợi ích tiền tệ được tiến hành dưới các hình thức sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khoản phí tiếp cận nguồn gen và phí lấy mẫu;

- Các khoản thanh toán trả trước theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc theo thỏa thuận/hợp đồng về tiếp cận nguồn gen;

- Các khoản thanh toán trả theo từng đợt phụ thuộc vào tiến trình thực hiện các điều khoản của thỏa thuận/hợp đồng về nguồn gen;

- Tiền lương cho các nhân viên, nhà nghiên cứu, dân địa phương trực tiếp thực hiện việc nuôi trồng, bảo vệ, thu thập nguồn gen tiếp cận;

- Tiền tài trợ nghiên cứu; - Các khoản hoa hồng; - Phí xin cấp phép;

- Các khoản phí đặc thù phải trả cho các quỹ ủy thác để hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Việc chia sẻ lợi nhuận theo thỏa thuận tiếp cận nguồn gen phải tuân theo các nguyên tắc như: Bên nhận nguồn gen phải hoàn trả cho bên cung cấp nguồn gen một phần lợi nhuận từ lãi ròng thu được từ thương mại hóa nguồn gen; tỷ lệ, phương thức, thời điểm cụ thể chia sẻ được thực hiện theo cam kết trong hợp đồng/thỏa thuận về chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen; Phải đảm bảo có không dưới 50% lợi nhuận từ lãi ròng nói trên được hoàn trả cho cộng đồng địa phương nơi cung cấp nguồn tài nguyên sinh học; Không áp dụng thời hiệu miễn trừ trách nhiệm chia sẻ lợi nhuận đối với thỏa thuận tiếp cận nguồn gen có quy định về tỷ lệ lãi ròng; Nhà nước cần áp dụng mọi biện pháp cần thiết cưỡng chế việc chia sẻ lợi nhuận ở điều này khi cần thiết.

Lợi nhuận thu được từ việc tiếp cận các hệ sinh thái tự nhiên được chia sẻ theo tỷ lệ sau: 25 - 30% được hoàn trả cho chủ sở hữu; 35 - 40% được hoàn trả cho cộng đồng sử dụng, các nhà khoa học, người dân bản địa; 25 - 30% thuộc các tổ chức, cá nhân tiếp cận...

Như vậy có thể nói, Nhà nước ta đã có những quan tâm đặc biệt tới vấn đề bảo tồn nguồn gen và bản quyền liên quan tới tri thức truyền thống về nguồn gen, thể hiện ở việc nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc điều tra, thu thập, đánh giá cung cấp thông tin về nguồn gen…

Đồng thời Nhà nước bảo hộ bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, có sự phân công cơ quan cụ thể là Bộ Khoa học Công nghệ và các cơ quan liên quan khác đứng ra nhận trách nhiệm này.

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 81 - 87)