Bảo hộ và chia sẻ lợi ích các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 73 - 81)

dân gian

Như chúng ta đã biết, các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian hay còn gọi là các hình thức thể hiện nghệ thuật truyền thống dân gian là một trong những hình thức hay có thể nói là các biểu đạt tri thức truyền thống, tri thức nhân loại lâu đời của các thế hệ con người. Biểu hiện của văn hóa dân gian rất phong phú thông qua các phương tiện khác nhau, như qua ngôn ngữ,

âm thanh, màu sắc, hình khối, đường nét, và nhiều phương tiện biểu hiện khác. Bốn loại hình thể hiện cụ thể là: thể hiện bằng ngôn ngữ, bao gồm truyện thơ, câu đối dân gian; thể hiện bằng âm nhạc bao gồm bài hát và nhạc cụ dân gian; thể hiện bằng hành động bao gồm các điệu múa, vở kịch và nghi lễ nghệ thuật dân gian; thể hiện lồng trong một vật thể tồn tại ở dạng hữu hình bao gồm các bức tranh vẽ, tượng, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, khảm, mộc, tác phẩm kim loại, đá quý, dệt, thảm, trang phục, nhạc cụ và các hình mẫu kiến trúc dân gian khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào (Điều 23 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Việt Nam là quốc gia được xem là cái nôi của văn hóa dân gian xuất hiện từ rất lâu trong thời kỳ nguyên thủy. Tới thời kỳ phong kiến tự chủ cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình, thì văn hóa dân gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, nhất là với quần chúng lao động.

Quyền tác giả của văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam hay các quyền tác giả của các loại hình thể hiện văn hóa dân gian được xác định thuộc bảo hộ của Nhà nước từ Hiến pháp 1992 (Điều 30 quy định: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân; Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục. Điều 32 quy định: Nhà nước đầu tư phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật; Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn học, nghệ thuật, khuyến khích các hoạt động văn học, nghệ thuật quần chúng). Bộ luật Dân sự 1996, 2005 và mới nhất là Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng quy định rõ vấn đề này.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các tác phẩm nghệ thuật dân gian được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả (Điều 14)

Điều 23 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nêu rõ:

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác...

2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian [48].

Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức đưa ra khái niệm về tác phẩm, văn học nghệ thuật dân gian, xem đây như một đối tượng trong các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Đây cũng là lần đầu tiên quy định quyền công nhận và tôn trọng đối với các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 mặc dù chưa có quy định cụ thể về đối tượng tri thức truyền thống cũng như quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhưng đã để ngỏ khi quy định: "Đối tượng quyền tác

giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào"

(Điều 737). Có nghĩa rằng đối tượng quyền tác giả mà luật dân sự Việt Nam đưa ra không phân biệt về nhân thân tác giả, đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào và không phụ thuộc vào những sản phẩm này có hay chưa được công nhận, công nhận bởi ai...

Cũng như vậy, "Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây

gọi là quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa" (Điều 744).

Tuy nhiên, mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ có quy định nghĩa vụ dẫn chiếu xuất xứ và duy trì giá trị thẩm mỹ nhưng không quy định nghĩa vụ xin phép và trả tiền thù lao khi sử dụng tác phẩm văn hóa, nghệ thuật dân gian (cho phép tự do sử dụng). Về việc này, Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan Điều 20 về Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đã xử lý như sau: "Người sử dụng tác phẩm văn học,

nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thỏa thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình".

Việc ghi nhận nghĩa vụ chung về tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các đối tượng được coi là di sản văn hóa còn được thể hiện trong Luật bảo tồn văn hóa 2001, (tuy nhiên luật này không quy định nghĩa vụ xin phép hay trả tiền thù lao khi sử dụng, khai thác thương mại hóa các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật dân gian hay các đối tượng thuộc di sản văn hóa).

Thực chất của vấn đề quy định có trả tiền thù lao, khai thác thương mại hóa các biểu hiện của văn hóa dân gian hay không liên quan tới vấn đề là bản quyền. Nhiều chuyên gia cho rằng không nên đặt vấn đề này ra vì bản chất của biểu hiện văn hóa dân gian mang tính quần chúng, không thể tìm hiểu được đâu là cội nguồn cuối cùng. Ví dụ: Chủ thể sáng tạo lưu giữ Quan họ Bắc Ninh là cộng đồng hiện có 49 làng, trong Quan họ lại có yếu tố của rất nhiều yếu tố dân ca ở các vùng khác, nó có yếu tố của nghệ thuật chèo, tuồng, và gần đây người ta còn tìm ra trong Quan họ Bắc Ninh còn có yếu tố của nhạc Chăm. Nếu tính chuyện trả tiền và xin phép theo bản quyền thì phải tìm

tới chủ sở hữu bản quyền. Làm sao chúng ta có thể tìm hiểu ra khởi thủy của Quan họ cũng như những đối tượng liên quan đến Quan họ để xin phép và trả tiền bản quyền? Việc làm này là không thể. Mặt khác, bản chất của vấn đề là nếu chúng ta quá biên bản hóa, chi tiết hóa các dữ liệu của các loại hình biểu hiện văn hóa dân gian sẽ làm mất đi tính sáng tạo- một trong những đặc điểm của văn hóa dân gian.

Hội Văn hóa - Dân gian gần đây đã có đề xuất về công thức công thức phân chia thu nhập: 40%-40%-20% cho người biểu diễn, người lưu giữ và cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên đề xuất này được xem là không khả thi và bị phản đối từ ngay chính những người làm công tác văn hóa và thi hành pháp luật.

Cũng phải ghi nhận việc Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định khi sử dụng các tác phẩm văn hóa nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm đó là một bước tiến quan trọng nhằm ghi nhận và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn hóa nghệ thuật dân gian. Quan trọng việc sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian phải được cấp phép do luật pháp quốc gia quy định; nghiêm cấm mọi trường hợp cắt xén, làm biến đổi tác phẩm văn hóa dân gian. Có quy định này vì thực tế hiện nay rất nhiều trường hợp các tác giả của một tác phẩm hiện đại sử dụng toàn bộ dữ liệu của một biểu hiện văn hóa dân gian, chi sửa đổi một chút là thành tác phẩm mới của mình. Đây được xem là hành động ăn cắp và thiếu sáng tạo. Nguy hại hơn nữa, có những tác phẩm dùng "nguyên liệu " là tác phẩm dân gian, chế tác ra những sản phẩm mới làm hư hại, biến đổi và gây phản cảm ngay chính cộng đồng dân cư đang sở hữu loại hình văn hóa dân gian này.

Ngoài ra, đáng chú ý là Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định các hành vi được xem là sao chép bất hợp pháp, khai thác lợi ích kinh tế bất hợp pháp và xâm hại giá trị đích thực của tác phẩm văn hóa dân gian trong môi trường kỹ thuật số...

3.1.4. Bảo hộ và chia sẻ lợi ích từ tri thức truyền thống

Như chúng ta đã biết, tri thức truyền thống là khái niệm rất rộng bao gồm tri thức truyền thống, kinh nghiệm tích lũy từ các mặt của cuộc sống, sản xuất… là thành quả sáng tạo, sáng kiến và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của một cộng đồng dân cư được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường được gắn liền với một cộng đồng cụ thể hoặc một vùng lãnh thổ nơi cộng đồng người sinh sống. Tri thức truyền thống tại Việt Nam theo nghĩa hẹp bao gồm:

- Tri thức về y học cổ truyền: phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, thuốc dân tộc.

- Tri thức về sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, canh tác, thủy lợi, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, bảo quản/chế biến nông lâm thủy hải sản.

Ngoài ra, còn có thể kể đến những tri thức cũng có giá trị về thời tiết, nông vụ và các kiến thức trong cuộc sống đa dạng khác.

Tri thức truyền thống theo pháp luật Việt Nam được bảo hộ theo một số phương thức bảo hộ như của quyền tác giả, sáng chế, Chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh… Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Ngày 14 tháng 2 năm 2007, hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ghi nhận (Điểm 23.11) quy định bổ sung đối với đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống như sau:

Đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống còn phải có tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu sáng chế trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc tri thức truyền thống đó.

Nếu tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn không xác định được nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó.

Thông tư quy định nghĩa vụ chỉ dẫn nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống cơ bản mà dựa trên đó sáng chế đã được tạo ra. Tuy nhiên, Thông tư không quy định nghĩa vụ xin phép, trả tiền thù lao hay nguyên tắc cùng chia sẻ lợi ích giữa người khai thác và người lưu giữ nguồn gen/ tri thức truyền thống (cho phép tự do sử dụng).

Về bảo hộ cho tri thức truyền thống liên quan tới y học cổ truyền, Việt Nam chưa có một văn bản cụ thể hướng dẫn áp dụng phương thức bảo hộ nào, tuy nhiên cho tới nay, thực tế chúng ta đã công nhận một số hoạt động liên quan tới hoạt động thực hiện việc chế biến thuốc, chữa bệnh và phòng bệnh ví dụ: Bài thuốc phong tê thấp Bà Gằng là bài thuốc gia truyền có cách đây hơn 100 năm đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng bảo hộ độc quyền A3778 Ql-LK.

Ngoài ra, trong các văn bản hướng dẫn khi thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cần phải có đủ điều kiện hành nghề như chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền, cơ sở hành nghề y học cổ truyền Nghị định 103/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân ngày 25 tháng 02 năm 2003; Nghị định Số: 222/2003/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu và có chế độ khuyến khích các thầy thuốc cống hiến và phát huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền có hiệu quả; có chính sách ưu đãi, khuyến khích việc nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp Y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại.

Trong phần quy định đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với cây trồng Điều 750 của luật dân sự 2005 cũng quy định để ngỏ cho phép các luật gia có thể áp dụng bảo hộ các biểu hiện sáng tạo liên quan tới tri thức truyền thống như sáng chế, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

Liên quan tới việc Bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có yếu tố liên quan đến tri thức truyền thống, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 87.3 quy định về Quyền đăng ký nhãn hiệu ghi nhận: "Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý

của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó". Có nghĩa

rằng các tổ chức, cá nhân có thể đăng ký nhãn hiệu tập thể mang tên địa danh nổi tiếng về sản phẩm truyền thống của mình. Như vậy một tập thể cộng đồng bản địa có thể có được bản quyền về chỉ dẫn địa lý với các sản phẩm của địa phương mình. (Tất nhiên, nếu muốn mang thương hiệu của chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm phải đáp ứng những yêu cầu mà trước đó cộng đồng nhất trí đặt ra). Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết chỉ được trao cho các cơ sở sản xuất nước mắm đáp ứng đủ yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm…; Cũng liên quan tới việc áp dụng chỉ dẫn địa lý để bảo hộ cho tri thức truyền thống, Điều 74 khoản 2, điểm đ. quy định về nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt (tức là những nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ do không có khả năng phân biệt) là: "Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa

lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận" có nghĩa địa danh nổi

tiếng về sản phẩm truyền thống, được sử dụng và thừa nhận rộng rãi dưới danh nghĩa một nhãn hiệu có thể được bảo hộ. Quy định về điều kiện để bảo hộ Chỉ dẫn địa lý Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định: Có nguồn gốc

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)