Bằng chứng về nguồn gốc hoặc về tiếp cận trong quá trình xử lý đơn yêu cầu cấp Bằng sáng chế patent

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 53)

xử lý đơn yêu cầu cấp Bằng sáng chế- patent

Nhằm ủng hộ mục tiêu của WIPO, WTO và các tổ chức về phát triển và bảo tồn khác là có được sự bảo hộ tốt hơn, đảm bảo tính công bằng trong sử dụng và chia sẻ lợi ích, khuyến khích sáng tạo và phát triển khoa học phục vụ con người khi sử dụng tri thức truyền thống, đã có nhiều cuộc bàn luận về liệu có nên yêu cầu nộp tài liệu liên quan đến nguồn gốc của các vật liệu cơ bản là cơ sở của sáng chế trong quá trình xử lý đơn yêu cầu cấp Bằng sáng chế. Thông tin về nguồn gốc của vật liệu mà tác giả sử dụng và việc công bố các thông tin này sau đó có thể cũng nâng cao sự kiểm soát đối với việc sử dụng.

Yêu cầu công bố nguồn gốc vật liệu đã được sử dụng trong quá trình xử lý đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế đã được bàn luận trong các cơ quan khác nhau của WIPO và WTO. Như chúng ta đã biết, Hội đồng TRIPS đã và đang thảo luận, tham vấn, đàm phán về một số vấn đề cụ thể còn chưa kết thúc của Hiệp định TRIPS và theo nhiệm vụ của Vòng đàm phán Doha, bao gồm nhiều vấn để nhưng một trong các vấn đề mà các bên còn chưa tìm ra tiếng nói chung đó là có nên bộc lộ nguồn Gen khi xin được bảo hộ theo cơ chế cấp Patent hay không. Có bốn nhóm lập trường chính:

- Bộc lộ nguồn gen được đưa thành quy định bắt buộc của TRIPS do Brazil, Ấn Độ, Bolivia, Colombia, Cuba, Dominica, Ecuador, Peru và Thái Lan khởi xướng và được sự ủng hộ của nhóm Châu Phi;

- Bộc lộ nguồn gen qua việc sửa đổi Hiệp định PCT do Thụy Sĩ khởi xướng;

- Bộc lộ nhưng nằm ngoại phạm vi của luật sáng chế do EU khởi xướng; sử dụng hệ thống luật quốc gia, bao gồm cả việc ký kết các hợp đồng do Hoa Kỳ khởi xướng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen và tri thức truyền thống để xét nghiệm tra cứu khi xét nghiệm sáng chế do Nhật Bản khởi xướng. Tại Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp vừa qua (tháng 7/2008), các nước ủng hộ bộc lộ nguồn gen đã đưa ra dự thảo văn kiện cơ sở (modalities text), trong đó làm rõ nhiệm vụ đàm phán liên quan đến vấn đề này, cũng như các quy định bắt buộc bộc lộ nguồn gen trong đơn sáng chế và quy định các vấn đề sẽ tiếp tục đàm phán như cơ chế chia sẻ lợi ích, xin phép trước và chế tài sau khi cấp bằng nhưng nhóm G7+7 đã không đồng ý với văn bản này. Vấn đề đang được tiếp tục thảo luận.

Quan điểm của luật pháp châu Âu mà điển hình là Nghị viện châu Âu và Hội đồng liên minh châu Âu xung quanh vấn đề này được thể hiện qua Quy chế thi hành công ước Patent châu Âu (Implementing Regulations to the European Patent Convention) và giải thích kỹ qua Chỉ thị 98/ 44/EG (Directive 98/44/EG) với nhiệm vụ giải thích quy định liên quan đến việc bảo hộ pháp lý đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Tuy nhiên, những yêu cầu cung cấp bằng chứng về nguồn gốc chỉ được đề cập trong những lời mở đầu của chỉ thị, và do ý nghĩa thông thường của của cách diễn đạt của Chỉ thị - với việc nhấn mạnh đặc biệt vào thuật ngữ "nên" - nên yêu cầu không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Ngoài ra chỉ thị cũng giải thích rõ ràng rằng yêu cầu này sẽ không gây ảnh hưởng tới việc xem xét đơn yêu cầu cấp patent và các quyền có được từ patent cấp cho sáng chế đó.

Quyết định 391 của Hiệp định Anh- Dieng (Decition 391 of Andean Pact) quy định một cách chặt chẽ hơn: Cơ quan Patent có thể yêu cầu bằng chứng cụ thể và yêu cầu rằng bản sao của thỏa thuận tiếp cận làm cơ sở cho việc sử dụng vật liệu di truyền đối với sáng chế đang được xem xét phải được nộp cho cơ quan đó. Việc nộp bản thỏa thuận là một điều kiện để được cấp patent.

Có nhiều phương pháp khác nhau để đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin. Nhiều lựa chọn khác nhau liên quan đến nội dung của yêu cầu, các bước thủ tục và hiệu lực của chúng, các trên hết là việc thẩm định. Trong tất cả các điều này, có hai hướng lựa chọn được coi là có khả thi: Yêu cầu bằng chứng về nguồn gốc của tài nguyên di truyền được sử dụng (lựa chọn về bằng chứng) hoặc công bố những thông tin đó một cách đơn giản (lựa chọn công bố).

Lựa chọn thứ nhất làm cho việc cấp patent phụ thuộc vào một số hình thức bằng chứng chứng minh rằng tài nguyên di truyền liên quan đã được sử dụng một cách hợp pháp. Việc đánh giá các bằng chứng này có thể được đơn giản hóa bằng cách tạo ra các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế về tiếp cận tài nguyên di truyền.

Tuy nhiên, việc cấp patent cũng có thể dựa vào việc công bố thông tin do người nộp đơn cung cấp là đủ. Những thông tin sẽ vẫn thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu tài nguyên di truyền nhằm kiểm tra thông tin và đưa ra yêu cầu của người đó. Mặc dù hai lựa chọn có hiệu quả khác nhau, cả hai sẽ ít hoặc nhiều tạo ra động lực khuyến khích người ta chỉ sử dụng tài nguyên di truyền có được một cách hợp pháp.

Tuy nhiên trong cả hai trường hợp cần phải ghi nhận rằng việc sử dụng tài nguyên di truyền không phải luôn phụ thuộc vào sự cho phép. Đặc biệt CBD không áp dụng biện pháp hồi tố và do đó không điều chỉnh việc sử dụng các tài nguyên di truyền đã được cung cấp trước đó. Tất cả các thỏa thuận liên quan đến yêu cầu công bố nguồn gốc tài nguyên di truyền phải được xem xét.

Ngoài ra, hầu hết các quốc gia đều không thiết lập các quy định rõ ràng liên quan đến việc tiếp cận nguồn tài nguyên di truyền. Điều này cũng tạo điều kiện cho cả các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế lớn trong việc mở rộng bộ sưu tập của họ. Đối với họ sự lựa chọn về bằng chứng có thể đưa đến các hậu quả nghiêm trong đối với việc thẩm định tính hợp pháp của người sử dụng. Điều này có thể dẫn đến sự ngưng trệ trong việc sử dụng tài nguyên di truyền.

Khi xem xét các cách thức khác nhau trong việc triển khai lựa chọn về bằng chứng cần ghi nhận rằng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế có một số quy tắc đặc biệt cho các thủ tục đăng ký khu vực và quốc tế. Hiện tại, các thủ tục này không buộc việc cung cấp thông tin về nguồn gốc. Tuy nhiên, các thủ tục này có thể được sửa đổi và có thể tạo ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng nghĩa vụ cung cấp thông tin về nguồn gốc tài nguyên di truyền đã được sử dụng. Những thủ tục này không được cản trở các quốc gia tuyên bố việc áp dụng các yêu cầu riêng trong thủ tục đăng ký quốc gia.

Tuy nhiên Hiệp định TRIPs làm phát sinh một số quan ngại chung. Danh mục các điều kiện cấp patent nêu tại khoản 1 Điều 27 Hiệp định TRIPs (phản ánh các tiêu chuẩn của luật sáng chế châu Âu và Đức) là một danh mục đầy đủ. Yêu cầu cung cấp bằng chứng "mới" và "sáng tạo" làm tăng thêm tiêu chuẩn bổ sung đối với việc cấp patent. Do đó, mặc dù có thể có những sáng chế phù hợp với điều kiện của luật sở hữu trí tuệ của một số nước hay quốc tế nhưng rất có thể vi phạm Hiệp định TRIPs.

Ví dụ: Hiện tại một số bài thuốc dùng bằng lá để xông và tắm rất tốt cho những người muốn hồi phục sức khỏe của những người dân bản địa dân tộc H.mong đã được một số cơ sở khoa học tìm kiếm và khuyến khích phổ biến cũng như sản xuất thành thành phẩm như hàng hóa hóa mỹ phẩm thông thường dưới dạng hộp hoặc chai cô đặc. Các sản phẩm này lấy tên là nước thuốc tắm của người Hmong nhưng lại do cơ sở nghiên cứu sản xuất. Liệu những sản

phẩm này có vi phạm về quyền sáng chế khi xin đăng ký bản quyền và như vậy thì có vi phạm TRIPs không. (Các loại nước tắm này có thể có tác dụng tốt với phụ nữ mới sinh con, người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy…).

Liệu lựa chọn công bố có phù hợp với Hiệp định TRIPs hay không, thậm chí nếu nó không ảnh hưởng đến việc cấp patent. Trong trường hợp này, việc ghi nhớ quy định của Điều 62 Hiệp định TRIPs là rất quan trọng. Theo quy định này, quyền của các quốc gia thành viên trong việc quy định thủ tục cấp Bằng sáng chế theo Khoản 1 không làm mất đi yêu cầu công bố, vì quyền này không cho phép thành viên từ bỏ các nghĩa vụ của Hiệp định này (câu 2 khoản 1). Có nghĩa rằng mặc dù các quốc gia thành viên có thể đáp ứng được điều kiện cấp Patent của nước mình hoặc điều kiện cấp patent ở Điều 27 khoản 1 TRIPs (3 điều kiện) nhưng vẫn có thể vi phạm hiệp định TRIPs do không đảm bảo nội dung, trình tự, thủ tục cấp Patent do Hiệp định đặt ra.

(Nội dung khoản 1 điều 62: Các thành viên có thể quy định rằng một trong những điều kiện để đạt được hoặc duy trì các quyền sở hữu trí tuệ là phải tuân thủ các trình tự thủ tục và hợp lý. Các trình tự và thủ tục phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này).

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 53)