Bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 45 - 48)

Bảo hộ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian là một trong những trọng tâm của WIPO trong các vấn đề về bảo vệ tri thức truyền thống. Bảo hộ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian xuất phát từ Luật mẫu do UNESCO và WIPO soạn thảo năm 1982 "Các quy định mẫu đối với luật quốc gia về

bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian chóng lại việc khai thác bất hợp pháp và những hành vi xâm phạm khác" (Model provisions for National Laws on The Protection of Expressions of Folklore againt Inllicit and Other Prejustdicial Actions). Đây là tiền thân của các quy định sau này và là cơ sở để áp dụng cho việc bảo hộ các sản phẩm truyền thống bản địa khác như bảo hộ tri thức truyền thống, bảo hộ nguồn gen.

Bắt đầu từ việc nhận thức rằng các biểu hiện văn hóa dân gian là một phần quan trọng của di sản văn hóa sống của nhân loại nằm trong mỗi quốc gia, được quốc gia và các cá nhân hay cộng đồng duy trì và phát triển; Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông tiên tiến như ghi âm, ghi hình, sao chép dễ dẫn đến việc lạm dụng vì mục đích thương mại và các mục đích khác... Bộ luật mẫu đã ghi nhận một số những hướng dẫn, gợi ý để các quốc gia có thể tham khảo.

(Về hình thức bộ luật mẫu bao gồm 14 phần: Phần 1 quy định nguyên tắc bảo hộ;

Phần 2: Định nghĩa về biểu hiện của văn hóa dân gian;, Phần 3: Các hình thức sử dụng được phép;,

Phần 4: Các ngoại lệ;

Phần 5: Các hình thức phải nói rõ nguồn khi sử dụng; Phần 6 đến phần 8: Vi phạm và xử lý vi phạm;

Phần 9: Cơ quan có thẩm quyền và giám sát; Phần 10: Thủ tục xin và cấp phép;

Phần 11: Quyền tài phán của tòa án;

Phần 12: Mối quan hệ với các hình thức bảo hộ khác;

Phần 13: Sử dụng và phát triển không hạn chế các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian khi việc sử dụng và phát triển đó được xem là hợp lý;

Phần 14: Những điều kiện bảo hộ đối với các biểu hiện văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cộng đồng nước ngoài).

Về nguyên tắc bảo hộ, Bộ luật mẫu quy định là bất kỳ biểu hiện của văn hóa dân gian nào được phát triển và duy trì trong một quốc gia đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Tuy nhiên những tri thức có liên quan tới các hoạt động tín ngưỡng như các điệu múa trong khi hành lễ của các cộng đồng bản địa, các quan điểm khoa học về vũ trụ, truyền thuyết về một vị anh hùng dân tộc trong nghệ thuật.. không thuộc phạm vi của định nghĩa các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian của Bộ luật mẫu này.

Các trường hợp phải xin phép khi sử dụng Các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian (Phần 10): Muốn sử dụng các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian phải xin phép bằng văn bản gửi tới cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng có liên quan; cCác cơ quan có thẩm quyền hay các cộng đồng có quyền cấp phép thì có quyền thu phí, phí này dùng để duy trì và bảo vệ các hình thức biểu hiện văn hóa dân gian mà mình thu phí; các cá nhân xin phép sử dụng các biểu hiện văn hóa dân gian có quyền khiếu nại lên cơ quan hay cộng đồng có thẩm quyền liên quan khi thấy có điều gì bất hợp lý.

Bộ luật mẫu cũng đưa ra bốn trường hợp ngoại lệ không nhất thiết phải xin phép (Phần 4) đó là:

- Với mục đích giáo dục, thậm chí với cả những trường hợp có liên quan tới việc chi trả thanh toán, ví dụ: những biểu hiện của văn hóa dân gian có thể được in thanh sách để bán, hoặc việc dạy học mà có thu học phí.

- Dùng với "mục đích minh họa" phù hợp, công bằng.

- Dùng trong trường hợp vay mượn để sáng tạo một tác phẩm độc đáo (ngoại lệ này rất quan trọng vì nó cho phép việc phát triển một cách tự do hoạt động sáng tạo của cá nhân). Tuy nhiên không nên giấu hoặc không tiết lộ tác phẩm gốc này có xuất phát từ biểu hiện văn hóa dân gian.

- Dùng trong ngữ cảnh tình cờ khi đưa tin về một sự kiện nào đó có hình ảnh của các biểu hiện văn hóa dân gian.

Về mối liên hệ với các hình thức bảo hộ khác (Phần 12), quy định việc áp dụng hình thức bảo hộ theo Bộ luật mẫu này không hạn chế bất kỳ một sự bảo hộ nào áp dụng với văn hóa dân gian theo luật bản quyền, luật bảo hộ người biểu diễn, luật bảo hộ đĩa hát, luật bảo hộ việc thu phát truyền hình, luật bảo hộ sở hữu công nghiệp hay bất kỳ một biện pháp hay hiệp ước quốc tế nào có liên quan mà thành viên Bộ luật mẫu tham gia. Nó cũng không không làm ảnh hưởng tới bất kỳ một hình thức bảo hộ nào khác để bảo vệ và gìn giữ Các hình thức bảo hộ văn hóa dân gian.

Cho tới nay mặc dù không có một nước nào áp dụng tuyệt đối Bộ luật mẫu trong việc bảo hộ tri thức bản địa nhưng tinh thần của quy định về bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian trong Bộ luật mẫu đã được các quốc gia áp dụng triệt để áp dụng cho việc bảo hộ nhiều tri thức bản địa truyền thống nói chung khác. Các biểu hiện văn hóa dân gian hiện nay cũng không chỉ được bảo hộ thông qua việc tận dụng những ý tưởng của Bộ luật mẫu mà còn được các nhà làm luật sử dụng nhiều biện pháp bảo hộ khác của luật sở hữu trí tuệ để bảo hộ như luật về bản quyền, quyền tác giả đối với việc biểu diễn các làn điệu dân ca, các hình thức thể hiện nhạc cụ... hoặc các hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các mẫu mã mỹ thuật dựa vào những tác phẩm truyền thống đã có sẵn như hàng thủ công, tượng, điêu khắc...

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)