Vấn đề thực thi quyền ở nước ngoà i nguyên tắc đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 41)

thiên nhiên của mình. Quyền của quốc gia đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên thường được gắn với quyền phát triển của mỗi quốc gia [67].

Thực vậy, mọi hành động của mỗi quốc gia trong lãnh thổ của mình đều ít hay nhiều ảnh hưởng tới láng giềng hay phần tài nguyên thiên nhiên thế giới. Ví dụ: Nếu Cá hồi Chinook (danh pháp khoa học: Oncorhynchus tshawytscha) là một loài cá di cư sống phần lớn thời gian ở biển vịnh San Francisco ở California đến phía bắc eo biển Bering ở Alaska, những vùng biển vùng Bắc cực của Canada và Nga (biển Chukotka (hay biển Chukchi) bao gồm toàn bộ duyên hải Thái Bình Dương ở giữa (Chúng cũng hiện diện ở châu Á, xa về phía nam đến quần đảo Nhật Bản; ở Nga, chúng được tìm thấy tại Kamchatka và quần đảo Kuril), khi quay về sông Yukon, con sông dài nhất khu vực Bắc Mỹ để sinh sản nhưng bị chết hàng loạt do nhiệt độ nước sông tăng cao hay bị chặn đánh bắt quá mức thì sẽ thiệt hại lớn cho vấn đề kinh tế của các quốc gia tham gia đánh bắt cá hồi và nguy hại hơn là làm ảnh hưởng tới sự tồn tại gen của loài cá quý này.

Hoặc ví dụ về quyền quốc gia đối với tri thức truyền thống, mặc dù rất khó thực hiện nhưng vấn đề đặt ra cho các quốc gia là liệu có thể kiểm soát hay có chế tài gì ngăn chặn việc thẩm thấu ra nước ngoài những kiến thức về gen các loài thực vật, động vật…thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu điều tra đối với các bộ, ngành, trường đại học trong khi về tổng thể các quốc gia lại thiếu những thống kê và ghi nhận đầy đủ nguồn tài nguyên tri thức này.

2.1.2. Vấn đề thực thi quyền ở nước ngoài - nguyên tắc đối xử quốc gia quốc gia

Làm thế nào để có các quyền về tri thức truyền thống có hiệu lực ở nước ngoài? Trong Luật về sở hữu trí tuệ có nguyên tắc đối xử quốc gia có thể đạt được yêu cầu này. Ví dụ, Điều 2 Công ước Paris năm 1983 về quyền sở hữu công nghiệp quy định rằng:

Công dân của nước thành viên bất kỳ thuộc liên minh đều được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của tất cả các nước thành viên khác của liên minh mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định; hoàn toàn không ảnh hưởng đến các quyền được quy định trong Công ước này. Do đó họ có được hưởng sự bảo hộ giống như sự bảo hộ dành cho công dân của các nước này, và cùng một chế tài pháp lý chống lại hành vi xâm phạm quyền bất kỳ của họ… [22].

Liên quan trực tiếp tới tri thức truyền thống hơn nữa, tại Điều 5 Công ước Bern năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, quy định: "Các tác giả được hưởng quyền tác giả, đối với các tác phẩm được bảo hộ theo

Công ước này, ở các nước của Liên minh không phải là quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này quy định riêng" [20]

và "Sự bảo hộ trong quốc gia gốc do luật pháp của quốc gia đó quy định, Tuy

nhiên khi tác giả không phải là công dân của quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng trong quốc gia này những quyền như các công dân nước đó" [20].

Nội dung vấn đề này rất quan trọng, nó đảm bảo quyền bảo hộ cho một sản phẩm được mở rộng hơn không chỉ trong phạm vi quốc gia gốc mà còn được bảo hộ tại nhiều quốc gia khác nữa. Nếu gạo tám thơm, bưởi Đoan Hùng hay thuốc Taminflu được chiết xuất từ cây hồi được bảo hộ tại Việt Nam thì sẽ được bảo hộ ở các quốc gia khác cùng tham gia ký kết công ước Pari. Nếu các sản phẩm của Người da đỏ được chứng nhận bảo hộ tại Mỹ thì cũng được bảo hộ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo hộ và chia sẻ lợi ích tri thức bản địa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 41)