Các cơng trình nghiên cứu liên quan:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng kỹ thuật tấn công của vận động viên judo và nâng cao hiệu quả huấn luyện thông qua kỹ thuật số (Trang 53)

- Phản địn đè – khĩa tay (osaekomi – kansetsu geashi): khi bị rơi vào tình huống đối phương đè khống chế bằng 1 kỹ thuật như Kesa Gatame, đấu thủ

1.5.Các cơng trình nghiên cứu liên quan:

Sinh cơ học là mơn khoa học được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, áp dụng trong huấn luyện thể thao. Năm 1997, Roger Bartlett đã cơng bố

cuốn Giới thiệu về Sinh cơ học thể thao – Phân tích chuyển động con người

(NXB Routledge tái bản 2007, Hoa Kỳ), tác giả đã giới thiệu những chuyển động cơ bản trong hoạt động thể thao được nghiên cứu tiếp cận ở gĩc độ cơ học, đồng thời hướng dẫn cụ thể cho việc nghiên cứu, áp dụng trong huấn luyện nhằm đánh giá hiệu quả vận động để nâng cao năng lực vận động cho người tập thể thao [21].

Cũng trong năm 2007, Anthony Blazevich xuất bản cuốn Sinh cơ học thể thao –

Cơ sở để đánh giá năng lực vận động (NXB A&C Black, Anh Quốc), tác giả đã tiếp cận sinh cơ học thể thao ở gĩc độ ứng dụng các kiến thức cơ học, động lực học, động học, vật lý học... vào thực tiễn tập luyện, huấn luyện chuyển động trong hoạt động thể thao [10].

Judo là mơn thể thao đối kháng võ thuật theo nguyên tắc “dĩ nhu chế cương”. Các kỹ thuật tấn cơng, phản cơng Judo đều sử dụng các nguyên tắc vật lý học, chuyển động học, cơ học, động lực học… Do vậy trong thực tế tập luyện và

thi đấu Judo, độ chính xác của động tác tấn cơng, phản cơng sẽ giữ vai trị quyết định để giành thắng lợi. Với tầm quan trọng của kỹ thuật động tác trong tập luyện và thi đấu mơn Judo, rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và cơng bố nhiều cơng trình liên quan đến sinh cơ học mơn Judo.

Năm 1987, Attilio Sacripanti đã báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế lần

thứ 5 về sinh cơ học thể thao ở Athens chuyên đề “Biomechanical Classification

of Judo Techniques (Nage Waza)”, ở chuyên đề này tác giả đã hệ thống hĩa, phân loại tồn bộ các kỹ thuật mơn Judo theo hướng tiếp cận sinh cơ học. Căn cứ theo lực, tác giả phân loại kỹ thuật Judo gồm các nhĩm: Tay; Tay –Chân; Thân-Tay; Thân-Chân. Cịn tiếp cận gĩc độ sinh cơ học, tác giả lại phân loại kỹ thuật Judo theo các nhĩm: Lực tay tối thiểu; Lực tay trung bình; Lực tay tối đa; Lực tay hỗn hợp [12].

Heinz Nowoisky (2005) đã cơng bố đề tài: “The biomechanics of loss of

balance in Olympic sport Judo, possibilities of measurement of biomechanical parameters” (NXB International Society of Biomechanics in Sports ISBS), nghiên cứu sự mất thăng bằng của vận động viên trong thi đấu Judo và giới thiệu một số cơng cụ để đo lường trong sinh cơ học Judo [13].

RobertoVillanim và Vittotina Di Vincenzo báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên các trường đại học thể thao Châu Âu lần thứ 7, Athens (2002) đề tài:

“Increase of the speed of Judo throwing techniques using a specific contrast method” nghiên cứu làm gia tăng tốc độ đánh kỹ thuật ném mơn Judo bằng phương pháp trở kháng. Các tác giả đã giới thiệu bài tập trở kháng bao gồm 2 pha: pha Butsukari (người tập trên 1 người chịu địn và cĩ 1 người trở kháng) và pha Nagekomi (người tập trên 1 người chịu địn khơng trở kháng). Bài tập được thực hiện trên 2 nhĩm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả, nhĩm thực nghiệm đạt tốc độ kỹ thuật 0.96±0.07s so với trước thực nghiệm là 1.08±.0.11, tỷ lệ tăng trưởng đạt 11.19%, trong khi nhĩm đối chứng chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng là 8.54% [18].

Trong cuốn Biomechanics in Sports VI (1988), Naotoshi Minamitani cùng

các cộng sự cơng bố đề tài: “Biomechanical properties of Judo throwing

techniques, Uchimata, especially for newly developed flamingo technique”, các tác giả nghiên cứu phân tích kỹ thuật Uchi Mata, điều thú vị là bằng cách mơ phỏng động tác của chim hồng hạc, các tác giả nghiên cứu về trọng tâm cơ thể khi thực hiện kỹ thuật cũng như thời gian của các thao tác kỹ thuật. Phương pháp nghiên cứu sử dụng duy nhất 1 máy camera NAC tốc độ cao 200 khuơn hình mỗi giây, khách thể nghiên cứu là các vận động viên Vơ địch tồn Nhật Bản trong năm 1983 cĩ trình độ 3 – 4 đẳng. Kết quả nghiên cứu đã cơng bố tốc độ trung bình pha Kuzushi là 0.31s, tốc độ trung bình pha Tsukruri là 0.21s, tốc độ trung bình pha Kake là 0.37s, tổng thời gian thực hiện kỹ thuật ném là 0.89s. Trọng tâm cơ thể đối phương (uke) bị mất thăng bằng trong giai đoạn thực hiện pha Kuzushi [15].

Rodney T. Imamura (2007) cùng các cộng sự giới thiệu đề tài “A kinematic

comparison of the Judo thow Harai-goshi during competitive and non- competitive conditions” trong tạp chí Journal of Sports Science and Medicine số 6, bằng các phương pháp sinh cơ học (sử dụng 2 camera JVC 60hz ghi hình trong tập luyện và thi đấu), các tác giả đã nghiên cứu so sánh thao tác chuyển động trong tấn cơng bằng kỹ thuật Harai Goshi trong tình huống thi đấu và trong tình huống tập luyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ trung bình của kỹ thuật Hane-Goshi trong tập luyện đạt 0.94 m/s, trong khi áp dụng kỹ thuật này trong thi đấu đạt tốc độ 1.19 m/s [20].

Năm 2003, Rodney Imamura, Benjamin Johnson cơng bố trong tạp chí Sinh

cơ học thể thao số 2 kỳ 2 đề tài mang tên: “A kinematic analysis of a judo leg

sweep: major outer leg reap - Osoto-Gari” (phân tích chuyển động học của kỹ thuật mĩc chân ngồi Judo Osoto-Gari). Khách thể nghiên cứu gồm 20 vận động viên Judo thực hiện kỹ thuật Osoto-Gari. Dữ liệu được ghi lại bằng 2 camera 60Hz. Các chỉ số chuyển động học được phân tích tốc độ chân quét của người tấn cơng và tốc độ ngã của người chịu địn bằng phần mềm Motus system của Peak

Performance Technologies Inc. Kết quả nghiên cứu cho thấy cĩ sự tương quan mang ý nghĩa thống kê giữa tốc độ chân quét của người tấn cơng (tori) và tốc độ ngã của người chịu địn (uke) [19].

Và gần đây nhất (2010) Atttilio Sacripanti cơng bố cơng trình “Advances in

Judo Biomechanics Research: "Modern Evolution on Ancient Roots", nâng cao trong nghiên cứu sinh cơ học mơn Judo: “Cuộc cách mạng hiện đại từ những nền tảng cổ xưa” do NXB VDM Verlag Dr. Müller xuất bản [11].

Về các đề tài, bài báo cơng bố trong nước, năm 2002 trong cuốn Cơng nghệ đào tạo VĐV trình độ cao (NXB TDTT), Phạm Cảnh Dương, Dương Nghiệp Chí,

Phạm Hồng Dương đã giới thiệu Hệ thống Video kỹ thuật số phân tích chuyển

động thể thao nhằm giúp cho các huấn luyện viên, vận động viên và các chuyên viên kỹ thuật cĩ thể quan sát và đo lường chính xác các chi tiết về động tác kỹ thuật của vận động viên trong khi thi đấu hoặc tập luyện. Các tác giả đã sử dụng Camera JVC 8600 (100 khuơn hình/giây) để ghi hình, dữ liệu được chuyển vào máy tính cĩ cấu hình Pentum 3 – 750 Mhz, 128 MB RAM. Các dữ liệu được xử lý bằng hệ thống DV500 của hãng Pinnacle trên nền phần mềm Premiere, Adobe [1]. Trong luận án tiến sĩ giáo dục học của nghiên cứu sinh Trần Hùng (2007) :

Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ trong kỹ thuật đập bĩng của vận động viên bĩng chuyền nam lứa tuổi 14 – 17, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích chuyển động bằng phần mềm simi-motion để đo lường và phân tích chính xác các chi tiết trong động tác đập bĩng của vận động viên bĩng chuyền [4].

Năm 2011, Nguyễn Minh Huân cùng các cộng sự cơng bố đề tài "Xây dựng

chương trình xác định gĩc đẩy tối ưu dựa vào độ cao và tốc độ ban đầu của tạ trong mơn đẩy tạ", các tác giả đã sử dụng ngơn ngữ lập trình Matlab để viết phần mềm tính tốn gĩc đẩy tối ưu dựa vào chiều cao ban đầu, chiều cao vai, chiều dài tay, tốc độ ra tay. Phần mềm giới thiệu tính tốn được kết quả thành tích, vẽ đồ thị, gĩc đẩy tối ưu và dự báo thành tích [3]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012, Vũ Xuân Thành trong luận án tiến sĩ "Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Taekwondo trẻ tại Việt Nam" cĩ sử dụng thiết bị đo xung lực để thu thập một số chỉ số động lực học như : thời gian phản xạ T (ms), thời gian dùng lực t (ms), đỉnh lực F (kG), xung lực P=Fxt (kGms), chỉ số sức mạnh SQ=FxP/T.100 ở các kỹ thuật Dolryo – Chagi, Qwit – Chagi, Dolryo – Chagi kẹp 2 chân [9].

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng kỹ thuật tấn công của vận động viên judo và nâng cao hiệu quả huấn luyện thông qua kỹ thuật số (Trang 53)