Cải cách tổ chức và bộ máy nhân sự lựa chọn đầu tư công

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 83)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

3.2.3.Cải cách tổ chức và bộ máy nhân sự lựa chọn đầu tư công

70ích xã hội [1].

3.2.3.Cải cách tổ chức và bộ máy nhân sự lựa chọn đầu tư công

Một là, thiết lập bộ máy lựa chọn đầu tƣ công thống nhất và hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có chính sách quy định rõ ràng cụ thể về vai trò chức năng của từng bộ phận tham gia lập kế hoạch đầu tư công nên chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh vẫn còn đan xen vào với nhau trong các cơ quan, bộ phận chức năng. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng một hệ thống tổ chức bộ

80

máy lựa chọn đầu tư công một cách hiệu quả thực sự cần thiết.

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách kinh tế - xã hội. Một trong những tiền đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải hình thành một tổ chức (hoặc giao chức năng này cho một tổ chức hiện có) thực hiện chức năng của một “Tổng tham mưu trưởng” trong việc hoạch định và thực thi chính sách kinh tế - xã hội, cụ thể:

- Tham mưu cho Chính phủ điều phối toàn bộ nguồn lực từ ngân sách cho sự nghiệp phát triển;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách kinh tế và chính sách xã hội phục vụ cho định hướng phát triển chung;

- Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển, ví dụ vấn đề chênh lệch phát triển giữa các vùng (chính sách vùng), vấn đề phát triển bền vững…

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tham mưu cho Chính phủ về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, ví dụ vấn đề quản lý nợ nước ngoài, đầu tư nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế…

Hai là, ủng cố cơ cấu tổ chức và tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ lựa chọn đầu tƣ công

Việc nâng cao năng lực lựa chọn và quy hoạch các dự án là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Và Chính phủ phải thực hiện những biện pháp để công việc này được hiệu quả hơn.

- Củng cố cơ cấu tổ chức lựa chọn đầu tư công ở địa phương, ví dụ có thể quy định số lượng tối thiểu cán bộ làm kế hoạch ở cấp huyện, bổ sung 1 hoặc ½ định suất cán bộ làm công tác kế hoạch ở cấp xã.

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ lựa chọn đầu tư công về cả số lượng và chất lượng, nhất là ở cấp huyện và cấp xã.

Theo kinh nghiệm quốc tế, kết hợp thực tế tại Việt Nam, có thể kết luận 03 giải pháp quan trọng nhất cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay là:

81

nói chung. Hệ thống lại các văn bản đầu tư hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lắp. Tương ứng với đó, xác định lại vai trò của các cơ quan, bộ máy tham gia trong hệ thống lựa chọn đầu tư công.

- Xác định một hệ thống chỉ tiêu đánh giá đầu tư công quy chuẩn, làm tăng tính minh bạch trong quy trình lựa chọn đầu tư công.

- Áp dụng kế hoạch chi tiêu trung hạn và lập kế hoạch dựa trên kết quả đầu ra. Hai phương pháp này giúp cho kế hoạch không vượt quá xa so với ngân sách, tránh sự lạm chi bằng phương thức vay nợ, cũng như kiểm soát hiệu quả đầu tư công ngay từ khâu lập kế hoạch.

82

KẾT LUẬN

Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh, lạm phát ở mức thấp, đời sống người dân được cải thiện, tình trạng nghèo đói đã giảm đáng kể, ổn định chính trị, xã hội… Đạt được thành tựu đó phải kể đến đóng góp của đầu tư công, với vai trò là công cụ cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng của mình trong nền kinh tế.

Mặc dù vậy, đầu tư công không tránh khỏi những hạn chế và chưa phát huy được tính hiệu quả. Việc nghiên cứu lựa chọn đầu tư công là một công việc cần thiết để thấy được những điểm yếu, rút ra những bài học và đề xuất giải pháp cho cải thiện hiệu quả quy trình lựa chọn đầu tư công và hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư công.

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về lựa chọn đầu tư công, chỉ ra những mặt đạt được, những điểm còn tồn tại của quy trình lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Với cách tiếp cận hệ thống, xem xét lựa chọn đầu tư công trong tổng thể lý luận về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã góp thêm một cách nhìn nhận và một số ý kiến về vấn đề lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.

Việc phân tích đặc điểm của lựa chọn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay đã làm rõ được một số vấn đề đặt ra của lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam trên các khía cạnh: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lựa chọn đầu tư công; cơ chế, phương pháp, cách thức lập kế hoạch đầu tư công; trình độ nhân lực của hệ thống lập kế hoạch đầu tư công; và các nhân tố mang tính thể chế ảnh hưởng đến quy trình lập kế hoạch đầu tư công. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cải thiện hiệu quả cho lựa chọn đầu tư công giúp cho lựa chọn đầu tư công nói riêng và đầu tư công nói chung ở Việt Nam thực hiện tốt vai trò của mình giúp phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Nhìn chung, luận văn đã thực hiện được nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên với giới hạn dung lượng của một luận văn thạc sỹ cũng như trình độ của tác giả, một số khía cạnh của lựa chọn đầu tư công cần được đi sâu phân tích hơn ở các công trình sau.

83

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 83)