Một số vấn đề tồn tại trong đầu tư công hiện nay

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

2.2.3.Một số vấn đề tồn tại trong đầu tư công hiện nay

32quản lý ra quyết định nhằm cả

2.2.3.Một số vấn đề tồn tại trong đầu tư công hiện nay

Tuy đạt được các kết quả tích cực nói trên, song thực tiễn đầu tư công đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại, vướng mắc cần được tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới. Những tồn tại chủ yếu là:

Thứ nhất, việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm thấp. Năm 2010, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho tổng số 16.658 dự án, nhiều hơn năm 2009 khoảng 850 dự án; số vốn bình quân phân bổ cho một dự án là gần 7 tỷ đồng; vốn bình quân phân bổ cho dự án nhóm A ở Trung ương năm 2010 xấp xỉ 115 tỷ đồng, chỉ bằng 46% mức bố trí năm 2007. [6]

Việc phân bổ vốn dàn trải dẫn tới tình trạng nhiều dự án bị kéo dài tiến độ, chậm đưa vào sử dụng, làm gia tăng chi phí đầu tư.

Cơ cấu đầu tư từ khu vực Nhà nước vẫn còn một số bất hợp lý. Về nguyên tắc, đầu tư công chỉ nên tập trung vào việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội cho các lĩnh vực mà cơ chế thị trường không thể hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Song trên thực tế, đầu tư của nhà nước của nước ta vẫn còn tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư. Trong khi đó, đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đối cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước không phát huy hiệu quả, dẫn đến các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước đầu tư không đạt được tốc độ tăng trưởng cao vì vậy không thể tạo ra cú hích cho nền kinh tế được.

43

Hơn nữa, cơ cấu đầu tư theo vùng miền còn chưa hợp lý. Nhiều địa phương có xu hương muốn hướng đến một cơ cấu đầu tư tương tự nhau, hơn là hình thành một cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương.

Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là chưa hình thành được các tiêu chí cụ thể trong việc xác định “tính ưu tiên” trong các dự án đầu tư, chất lượng quy hoạch kế hoạch còn kém hoặc do lợi ích nhóm. Nhiều dự án được thực hiện song lại chưa tuân thủ theo các mục tiêu cần thực hiện trong phát triển kinh tế xã hội chung.

Thứ hai, hiệu quả đầu tư công chưa cao, dẫn đến hiệu quả của vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế thấp.

Hệ số sử dụng vốn ICOR thường được sử dụng để đo lường hiệu quả vốn đầu tư. Theo khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới, đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, ICOR của Việt Nam những năm qua cao hơn đáng kể so với mức khuyến cáo trên và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Nếu như hệ số ICOR của giai đoạn 1996 - 2000 tính theo giá hiện hành là 4,7 thì sang giai đoạn 2001 - 2005 hệ số này trung bình là 5,1 và giai đoạn 2006 - 2010 tăng lên 6,3.

Khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam hiện nay vào những năm 1950 - 1975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1 - 2. Thậm chí trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, ICOR ở các nước cũng thấp hơn con số 5 (Đài Loan là 2,7 trong giai đoạn 1981 - 1990, Hàn Quốc khoảng 3,2 trong giai đoạn 1981 - 1990, Nhật khoảng 3,2 trong giai đoạn 1961 - 1970, Trung Quốc chỉ là 4,1 trong giai đoạn 1991 - 2003). So sánh với các nước trong khu vực ở trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu quả đầu tư của nước ta chỉ bằng một nửa (Phụ lục 4).

Vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả là do tỷ trọng đầu tư của khu vực của nhà nước quá cao trong khi đầu tư công có hiệu quả kinh tế thấp.

44

Bảng 2.1: Hệ số ICOR khu vực đầu tƣ công thời kỳ 2002 - 2011

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

ICOR 7,85 6,90 6,45 6,81 8,24

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

ICOR 8,16 9,08 12,37 10,20 9,15

Nguồn: Kết quả tự tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế năm 2009 là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế nhà nước lên tới 12. Đầu tư của khu vực nhà nước không thể có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư của khu vực tư nhân, bởi vì trong rất nhiều trường hợp mục đích của đầu tư công không phải nhằm vào lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Ngay cả phần lớn doanh nghiệp nhà nước, tuy có mục tiêu chính là sản xuất kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận càng cao càng tốt, nhưng vẫn còn phải thực hiện một số mục tiêu “phi lợi nhuận” như sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng, các sản phẩm và dịch vụ ít lãi, thậm chí lỗ vốn, hoặc phải tạo điều kiện phát triển cho các vùng nghèo, các vùng gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, điều đó không thể biện minh cho việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước do những nguyên nhân chủ quan như chiến lược đầu tư và kinh doanh sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí… Đặc biệt, nguyên nhân chủ yếu là hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong các đầu tư công, thuộc về lựa chọn đầu tư công.

Tuy trong giai đoạn gần đây (từ năm 2007 đến nay) vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước có giảm (trung bình khoảng 40%) so với giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007 (trung bình khoảng 50%), nhưng có thể thấy nguồn vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế (Hình 2.2). Trong xu thế giảm của các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội thì tốc độ giảm của nguồn vốn đầu tư khu vực Nhà nước tuy có lớn nhất nhưng cũng không làm giảm đáng kể tỷ trọng của đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội (Hình 2.3). Việc giảm đầu tư nhà nước không ảnh hưởng đến đầu tư của các thành phần kinh tế khác cũng cho thấy ảnh hưởng của đầu tư nhà nước đến đầu tư từ các thành phần kinh tế khác là khá yếu. Một trong

45

những mục tiêu cuả đầu tư công là thu hút các nguồn vốn ngoài Nhà nước tham gia vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng trên thực tế tổng vốn đầu tư xã hội tăng nhanh chủ yếu do nguồn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước tăng, và việc tăng hay giảm đầu tư khu vực Nhà nước không ảnh hưởng đến đầu tư từ các thành phần kinh tế khác chứng tỏ tính kém hiệu quả của đầu tư công.

Bên cạnh đó, đầu tư phát triển con người, đầu tư cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục - đào tạo trong 10 năm qua tuy đã được quan tâm hơn so với trước song chưa tạo được sự chuyển biến tương xứng về chất lượng cung cấp dịch vụ. Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học có tăng nhưng hiệu quả ứng dụng các kết quả nghiên cứu chưa tương xứng.

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 46 - 49)