- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:
32quản lý ra quyết định nhằm cả
1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Kế hoạch tài khóa trung hạn đã được áp dụng rất thành công ở Hàn Quốc và được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến. Trong bối cảnh Việt Nam đang có rất nhiều yếu kém trong quản lý chi tiêu ngân sách và hiệu quả chi tiêu ngân sách thấp, những ý tưởng về việc áp dụng kế hoạch tài khóa trung hạn, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được đề xuất. Tuy nhiên, để ứng dụng Kế hoạch tài khóa trung hạn thành công, đạt được mục tiêu đề ra là nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, và gắn bó chặt chẽ giữa kế hoạch với ngân sách thì thì cần phải xem xét thiết lập được các điều kiện tiền đề để ứng dụng Kế hoạch tài khóa trung hạn. Từ bài học kinh nghiệm lập kế hoạch dựa trên đánh giá các kết quả đầu ra của Malaysia, Việt Nam cũng có thể áp dụng và đem lại lợi ích thiết thực. Tuy nhiên do bối cảnh từng nước khác nhau, việc áp dụng cũng hạn chế trong một số điểm nhất định.
33
vụ phân tích dự báo trung hạn. Để dự báo tương lai, cần có nhiều tài liệu tham khảo, đặc biệt là một số mô hình kinh tế phức tạp.
Thứ hai, cần có sự tham gia rộng rãi. Thông thường, xây dựng Kế hoạch tài khóa
trung hạn cũng đồng nghĩa với việc có các cuộc thương lượng giữa các bên liên quan vì tương lai. Do đó, việc có được sự tham gia hiệu quả của các tổ chức dân sự có ý nghĩa quan trọng.
Thứ ba, kỷ luật tài khóa cần phải được tôn trọng để đảm bảo việc tuân thủ các trần
chi tiêu cũng như kế hoạch ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt. Tuyệt đối không thể cho phép xảy ra tình trạng “tiền trảm hậu tấu” hay không tuân thủ hạn mức đã được phê duyệt. Cần có chính sách yêu cầu và đảm bảo việc các bộ ngành phải hoàn toàn minh bạch và có trách nhiệm cao trong phân bổ ngân sách.
Thứ tư, thực hiện Kế hoạch tài khóa trung hạn với quy trình phân bổ trần ngân
sách đồng nghĩa với tăng cường phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương. Việc tăng cường phân cấp chỉ có hiệu quả khi kèm theo đó là giám sát chặt chẽ, hiệu quả. Trung tâm của quản lý Kế hoạch tài khóa trung hạn sẽ cần phải chuyển sang giám sát, đánh giá hiệu quả thay vì tập trung vào phân bổ nguồn lực như trước đây. Vì thế, cần tập trung nguồn lực (tài chính, nhân lực, thời gian) cho công tác giám sát, đánh giá. Thông thường, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thích công việc “phân bổ tiền” hơn là “giám sát, đánh giá” và trong thực tiễn đó thường là công việc thứ yếu. Do vậy, áp dụng Kế hoạch tài khóa trung hạn đòi hỏi phải có sự thay đổi tư duy rất lớn và tổ chức thể chế tương ứng thì mới có thể kỳ vọng sự cải thiện hiệu quả quản lý ngân sách và lập kế hoạch. Thậm chí, việc thiếu tính minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình ở các bộ ngành, thiếu tính trách nhiệm giữa cơ quan ngân sách trung ương và các bộ ngành, thiếu đánh giá kết quả thực hiện chính xác thì Kế hoạch tài khóa trung hạn với trần ngân sách vẫn có thể dẫn đến sai lầm trong phân bổ và sử dụng ngân sách.
Thứ năm, việc phối hợp giữa hai Bộ chủ chốt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài
chính cần được nghiên cứu kỹ, đặt ra cơ chế phối hợp phù hợp nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.
34
CHƢƠNG 2