Khung khổ Quản lý tài khóa và Kế hoạch tài khóa trung hạn của Hàn Quốc [17]

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 29 - 30)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

1.2.1.1.Khung khổ Quản lý tài khóa và Kế hoạch tài khóa trung hạn của Hàn Quốc [17]

Hàn Quốc [17]

Kế hoạch tài khóa trung hạn của Hàn Quốc được đưa ra như là một phần trong kế hoạch cải cách tài khóa toàn diện đầu những năm 2000. Việc cải cách này bắt nguồn từ những đòi hỏi phải: (1) Thay đổi các ưu tiên chiến lược của chính phủ; (2) Mức độ phức tạp ngày càng tăng của các chương trình của các Bộ; (3) Văn phòng ngân sách trung ương ngày càng khó khăn trong quản lý ngân sách một cách quá tập trung; và (4) Thực tế kém ổn định tài khóa sau khủng hoảng.

Đầu tiên, Kế hoạch tài khóa trung hạn được đưa ra nhằm mở rộng phạm vi của

chính sách tài khóa từ năm tài khóa đơn lẻ tiếp theo cho đến vài năm tới trong tương lai. Kế hoạch tài khóa trung hạn tạo điều kiện thuận lợi phân bổ nguồn lực chiến lược, tăng cường mối liên kết giữa lập ngân sách và hoạch định chính sách, và cho phép chính phủ lên kế hoạch cho sự ổn định tài khóa dài hạn.

Thứ hai, hệ thống lập ngân sách từ dưới lên đang tồn tại được thay thế bằng lập

ngân sách từ trên xuống. Các Bộ liên quan có nhiều quyền hơn trong việc chuẩn bị ngân sách của mình miễn là các đề xuất lập Quỹ của họ không vượt quá mức trần chi tiêu theo quy định của Bộ Chiến lược và Tài chính. Các mức trần này phản ánh những ưu tiên về chi được chỉ rõ trong Kế hoạch tài khóa trung hạn.

26

Thứ ba, quản lý (hiệu quả) hoạt động được tăng cường bằng việc giám sát hoạt động, kiểm tra/rà soát chương trình và đánh giá chương trình. Cùng với hệ thống lập ngân sách từ trên xuống, quản lý (hiệu quả) hoạt động xác định một sự chuyển đổi từ kiểm soát tập trung vào đầu vào sang kiểm soát tập trung vào đầu ra.

Kế hoạch tài khóa trung hạn

Kế hoạch tài khóa trung hạn là một kế hoạch trung hạn đề ra tầm nhìn, chiến lược và các định hướng chính sách của chính phủ có gắn với kế hoạch về tổng tài khóa như cân đối ngân sách và các khoản nợ của chính phủ và những giải trình về các kế hoạch chi tiêu chi tiết. Kế hoạch tài khóa trung hạn bao gồm 5 năm (năm hiện tại, năm ngân sách và 3 năm tiếp theo) và được rà soát lại hàng năm theo một nền tảng cuốn chiếu để thích ứng với những thay đổi về kinh tế - xã hội. Bản Kế hoạch tài khóa trung hạn đầu tiên thực hiện năm 2004.

Hộp 1.1: Nội dung Kế hoạch tài khóa trung hạn quốc gia

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 29 - 30)