- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:
70ích xã hội [1].
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 7-8%/năm trong nhiều năm; đời sống nhân dân ngày càng nâng cao; chính trị, xã hội ổn định. Trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta đã đối phó có hiệu quả với các tác động tiêu cực của khủng hoảng; duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối khá. Quá trình đổi mới lựa chọn đầu tư công đã đóng góp một phần không nhỏ cho những thành tựu này.
Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới hiện vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường có khả năng ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn để duy trì tổng mức đầu tư toàn xã hội như giai đoạn 10 năm qua. Khi đó, việc duy trì mức đầu tư cao cho tăng trưởng GDP cao chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là lạm phát, lãi suất đang còn ở mức cao và những hạn chế về tín dụng do phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Bên cạnh đó, những yêu cầu điều chỉnh giá đầu vào theo cơ chế thị trường cũng sẽ gây áp lực nhất định đến giá cả, lạm phát. Hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ. Ngoài ra, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh vẫn là những yếu tố phức tạp, khó lường trong thời gian tới.
Triển vọng kém lạc quan của các nền kinh tế phát triển và các nước đối tác kinh tế của Việt Nam sẽ gây khó khăn nhất định trong hoạt động xuất khẩu cũng như thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Theo ADB, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 đạt khoảng 6,5% (IMF là 6,3%).