Tổng quan tình hình

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 43)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

32quản lý ra quyết định nhằm cả

2.2.1. Tổng quan tình hình

Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có một vị trí quan trọng. Tuy xu hướng đầu tư công hiện nay đang giảm dần, song cơ cấu vốn đầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Bình quân giai đoạn 2000 - 2011, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (Hình 2.2).

Hình 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong nền kinh tế (%)

40

Trong 10 năm gần đây, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa liên tục tăng thu để bù đắp cho chi tiêu công không ngừng tăng lên. Theo số liệu về thu chi ngân sách ở Biểu 1, thì Chính phủ Việt Nam đã chi tiêu 29,4% GDP năm 2008, cao hơn hẳn và gần gấp rưỡi so với các nước trong khu vực (chưa tính tới số tiền trái phiếu chính phủ và vốn vay ODA, mà theo hệ thống thống kê tài chính hiện hành của Việt Nam đã không được đưa vào ngân sách). Có thể nói, xét về tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP thì chính phủViệt Nam là nhà đầu tư lớn nhất so với chính phủ các nước trong khu vựcĐông Á và Đông Nam Á. Xét trên cả hai phương diện thu và chi tài chính, Nhà nước Việt Nam quản lý một tỷ lệ lớn của cải của xã hội, đóng vai trò chi phối của cải của xã hội lớn hơn so với chính phủ các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á (Phụ lục 3).

Hình 2.3: Đầu tư tại Việt Nam phân theo thành phần kinh tế từ 1995 -2011

(nghìn tỷ đồng, theo giá thực tế năm 1994)

Nguồn: Tự tính toán từ nguồn số liệu Tổng cục Thống kê, 2012

Tổng vốn đầu tư trong xã hội đã liên tục tăng lên trong thời gian qua, tính theo giá so sánh 1994 tăng từ 115 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 371 nghìn tỷ đồng năm 2009, gấp 3,2 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,9%. Tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, gấp 5,1 lần; sau đó là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với

41

3,5 lần; cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước, với 2,5 lần (Hình 2.1). Ngay cả vào năm 2008, do lạm phát cao và kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù Nhà nước có chủ trương cắt giảm đầu tư công, song số vốn đầu tư công vẫn chỉ ở mức thấp hơn rất ít so với năm 2007 và đến năm 2009 lại tăng vọt, bù lại sự cắt giảm ít ỏi đó, nhằm thực hiện chủ trương "kích cầu đầu tư". Năm 2011, dù đầu tư của nhà nước giảm mạnh, nhưng đầu tư ngoài nhà nước (thành phần kinh tế tư nhân và tập thể) có xu hướng ổn định, chỉ giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ, việc cắt giảm đầu tư công đang thực hiện không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)