Đánh giá kế hoạch của năm trước

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 30 - 35)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

Đánh giá kế hoạch của năm trước

* Khái quát về tình hình phát triển kinh tế trong và ngoài nước cũng như các điều kiện chính sách tài khóa.

* Chiến lược tài khóa cho những năm tiếp theo và các kế hoạch chi tiêu tổng thể - thu, chi, cân đối và các khoản nợ.

* Các định hướng chính sách và phân bổ nguồn lực trên 12 khu vực như đầu tư kết cấu hạ tầng, R&D, phúc lợi và chăm sóc sức khỏe…

* Cải thiện hệ thống quản lý tài khóa.

Nguồn: Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hương Giang, Vũ Thu Trang (2012), Kinh nghiệm đổi mới tài khóa và kế hoạch tài khóa trung hạn ở Hàn Quốc, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới công tác kế hoạch và đầu tư công

Quy trình Lập ngân sách từ trên xuống

Theo quy trình lập kế hoạch từ trên xuống, Văn phòng Ngân sách Trung ương quyết định các mức trần của lập kế hoạch chi theo các ngành và sau đó các bộ liên quan chuẩn bị các đề xuất ngân sách của mình theo các mức trần này.

27

Hình 1.3: Quy trình ngân sách trong hệ thống từ trên xuống

Nguồn: Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hương Giang, Vũ Thu Trang (2012), Kinh nghiệm đổi mới tài khóa và kế hoạch tài khóa trung hạn ở Hàn Quốc, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới công tác kế hoạch và đầu tư công

Hệ thống lập kế hoạch ngân sách từ trên xuống được đưa ra vào năm 2005. Kể từ đó, hệ thống này đã cải thiện rõ rệt kỷ luật tài khóa thông qua các giới hạn cho trước về tăng trưởng chi tiêu. Khi các bộ liên quan có nhu cầu các chương trình mới, họ được yêu cầu giảm bớt mức chi tiêu trong các chương trình khác để đáp ứng các chương trình mới. Cùng thời điểm đó, các bộ liên quan được hưởng sự linh hoạt nhiều hơn trong việc chuẩn bị ngân sách của mình trong các mức trần giới hạn. Sự linh hoạt này góp phần làm tăng tính hiệu qủa của chi tiêu.

Hệ thống quản lý (hiệu quả) hoạt động

Quản lý (hiệu quả) hoạt động các chương trình chi tiêu dần được củng cố qua các năm. Giám sát hoạt động được thực hiện vào năm 2004 sau những năm thử nghiệm,

Đặt ra một mức trần chi tiêu quốc gia để đạt được các mục tiêu

Phân bổ chi tiêu theo các lĩnh vực phản ánh các ưu tiên quốc gia

Lập ngân sách

Quyết định mức vốn cho các chương trình riêng lẻ phản ánh các ưu tiên chính sách trong các lĩnh vực Đặt ra các mục tiêu tài khóa nhằm đảm bảo tính ổn định

kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn

Đặt kế hoạch về tăng trưởng, thu, chi, cân đối tài khóa, nợ, vv

28

rà soát lại chương trình trong năm 2005 và đánh giá chương trình trong năm 2006. Quản lý (hiệu quả) hoạt động đáp ứng một số mục tiêu. Trước hết, nó đảm bảo

trách nhiệm giải trình của các bộ đối với kết quả và hiệu quả hoạt động chương trình của bộ mình. Công chúng và Quốc hội được biết rõ hơn về việc tiền thuế được chi tiêu như thế nào và có thể buộc các bộ chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động.

Thứ hai, Văn phòng Ngân sách trung ương sử dụng thông tin kết quả và hiệu quả

hoạt động cho các quyết định phân bổ ngân sách. Các hoạt động chỉnh sửa/điều chỉnh, bao gồm cả cắt giảm ngân sách đã được thực hiện với những chương trình hiệu quả kém. Việc thực hiện lập ngân sách từ trên xuống và quản lý (hiệu quả) hoạt động phản ánh bước chuyển từ kiểm soát tập trung vào đầu vào sang kiểm soát tập

trung vào kết quả.

Thứ ba, các Bộ có thể sử dụng thông tin hiệu quả hoạt động để cải thiện hoạt

động của chính mình vì định hướng hoạt động dần dần được đưa vào trong các Bộ, ngành thông qua quá trình lập kế hoạch ngân sách.

Bảng 1.2: Các thành phần của hệ thống quản lý (hiệu quả) hoạt động

Thành phần Vai trò Thực tế ở Hàn Quốc

Giám sát hoạt động

Đo lường kết quả và hiệu quả hoạt động của chương trình theo một bộ chỉ số định trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả các bộ, ngành phải công bố các báo cáo và kế hoạch hoạt động thường niên.

soát

chƣơng trình (Phụ lục 2)

Đánh giá những khía cạnh khác nhau của một chương trình về tính rõ ràng của mục đích, chủ trì bởi Văn phòng Ngân sách trung ương

Áp dụng cho 1/3 các chương trình chi tiêu mỗi năm

Yêu cầu từ 15-20 câu hỏi trong từng chương trình liên quan đến lập kế hoạch, thực hiện và kết quả hoạt động.

29

Đánh giá chƣơng trình (Phụ lục 2)

Đánh giá tính liên quan, tính hiệu lực và hiệu quả của một chương trình theo các công cụ phân tích

Áp dụng cho khoảng 10 chƣơng trình hàng năm, cần những phân tích chuyên sâu theo mức độ quan trọng của chương trình hay dự đoán rằng kết quả/hiệu quả là yếu kém

Nguồn: Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hương Giang, Vũ Thu Trang (2012), Kinh nghiệm đổi mới tài khóa và kế hoạch tài khóa trung hạn ở Hàn Quốc, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới công tác kế hoạch và đầu tư công

1.2.1.2 Quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép của Malaysia [2]

Hiện nay, Malaysia đang áp dụng mô hình quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép để tiến hành lập và quản lý

Phương pháp này được Chính phủ Malaysia cụ thể là Ủy ban kinh tế kế hoạch (EPU) áp dụng cho các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm các chương trình đầu tư công trong các lĩnh vực ưu tiên tất cả các thời hạn: Dài hạn, Trung hạn và Ngắn hạn.

Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là bước đầu tiên. Ngoài ra, cần có sự lồng ghép giữa lập kế hoạch, các nguồn lực, triển khai thực hiện và các kết quả đạt được. Các hợp phần lồng ghép chính: Lập kế hoạch phát triển, Lập kế hoạch ngân sách, Kế hoạch nhân sự, Theo dõi, đánh giá, và ra quyết định dựa trên các căn cứ về kết quả đạt được.

30

Hình 1.4: Các yếu tố của hệ thống Quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép

Nguồn: Arunaselam, R. (2012), Quản lý thực hiện và hệ thống theo dõi & đánh giá có sự lồng ghép phục vụ kế hoạch phát triển quốc gia, Hội thảo “Những kinh nghiệm quốc tế về công tác chuẩn bị, cách thức và quản lý lập kế hoạch đầu tư trung hạn và phân cấp đầu tư công”, Hạ Long, 2012

Dựa trên 5 yếu tố trên, quy trình quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép được tiến hành theo bảng 1.3.

Bảng 1.3: Quy trình thực hiện trong hệ thống quản lý dựa trên kết quả có sự lồng ghép

STT Tên bƣớc Mô tả Mục tiêu

1

Lập kế hoạch phát triển có sự lồng ghép

Phương pháp được cấu trúc và hệ thống đối với lập kế hoạch phát triển với sự kết hợp đầy đủ ngang- dọc tập trung vào kết quả

- Xác định rõ các ưu tiên và kết quả cấp quốc gia.

- Được phân cấp cho các cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả.

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 30 - 35)