- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:
70ích xã hội [1].
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Dự báo kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, có nhiều yếu tố tác động xấu đến đà phục hồi và thậm chí kinh tế thế giới có thể rơi vào đợt suy thoái mới. Thâm hụt ngân sách và nợ công tăng quá mức đang là áp lực đối với các nước phát triển, như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, đe dọa sự ổn định của kinh tế thế giới. Sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bảnvẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan. Nền kinh tế Mỹ tuy đã có những tín hiệu khả quan hơn trong tháng qua song vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9/2011 vẫn ở mức cao là 9,1%; chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 10/2011 dự báo sẽ giảm xuống còn 57,5 điểm từ 59,4 điểm của tháng trước; cuộc biểu tình mang tên “Chiếm phố Wall” tại Mỹ vẫn đang diễn biến căng thẳng và lan rộng ra nhiều nước khác. Tuy mới đây EU đã đạt thỏa thuận tăng Quỹ giải cứu khu vực lên hơn 1.000 tỷ EUR và giảm nợ cho Hy Lạp, khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng nợ công. Một số nền kinh tế đầu tàu như Đức, Pháp bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Nhiều nền kinh tế trong khu vực rơi vào suy thoái và bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Eurozone sẽ ở trong tình trạng trì trệ ít nhất đến mùa xuân năm 2012. Nợ công và nhu cầu của thị trường thế giới giảm đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Nhật Bản. Đồng Yên tăng giá mạnh cùng với việc nguồn điện sản xuất kém ổn địnhđang làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hướng xuất khẩu, làm giảm tính hấp dẫn của môi trường sản xuất, kinh doanh tại Nhật Bản. [6]
Cùng với những khó khăn đó, sự tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng ở những nền kinh tế mới nổi, như: Trung Quốc, Ấn Độ,... những bất ổn về chính trị, xung đột khu vực, tranh chấp lãnh thổ sẽ gây thêm khó khăn cho sự phát triển.
72
Trong bối cảnh đó, các chính sách và biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào thuế quan và phi thuế quan gia tăng. Các nguồn vốn nhàn rỗi tìm cách bảo toàn vốn chờ thời cơ thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Cả nguồn vốn FDI và ODA đều bị ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ giảm sút.
Trước những khó khăn, thách thức lớn đó, Chính phủ các nước, các khối nước và các tổ chức tài chính quốc tế đều phối hợp để ngăn chặn tác động xấu của tình hình nói trên, như hỗ trợ giải quyết khủng hoảng nợ công của một số nước Châu Âu; những nỗ lực của Chính phủ Mỹ trong việc xử lý thâm hụt ngân sách và nâng trần nợ công trong thời gian qua. Mặc dù cho đến nay, các giải pháp của các Chính phủ, những nỗ lực trong liên kết hành động quốc tế chưa đem lại những kết quả rõ rệt nhưng xu hướng chung của kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi, tuy còn nhiều yếu tố rủi ro, không vững chắc [6].
Với bối cảnh như trên, mục tiêu hàng đầu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và cải thiện đầu tư công. Trong bối cảnh một nền kinh tế đang phát triển, đầu tư công vẫn sẽ chiếm vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế, vì vậy tăng hiệu quả đầu tư công, và cải thiện hiệu quả lựa chọn đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới. Mặc dù đã có sự nỗ lực trong việc đổi mới công tác lựa chọn đầu tư công ở nhiều ngành, nhiều cấp song việc đổi mới này vẫn chưa đáp ứng kịp những yêu cầu đặt ra trong chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong suốt 2 thập kỷ qua, việc đổi mới công tác kế hoạch vẫn còn gặp nhiều bất cập, từ tư duy, cách nhìn nhận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đến nội dung kế hoạch ở các cấp, phương thức và quy trình lập kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch. Đặc biệt việc đổi mới kế hoạch ở các cấp chưa có sự gắn kết, chưa có định hướng thống nhất và chưa phối hợp nhịp nhàng với nhau. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc đổi mới công tác kế hoạch cần phải được chuyển biến một cách cơ bản theo hướng đảm bảo tính thống nhất, nhất quán, đồng bộ và toàn diện hơn.
73