Cải cách cơ chế, phương pháp, cách thức thực hiện lựa chọn đầu tư công

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 80 - 83)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

3.2.2.Cải cách cơ chế, phương pháp, cách thức thực hiện lựa chọn đầu tư công

70ích xã hội [1].

3.2.2.Cải cách cơ chế, phương pháp, cách thức thực hiện lựa chọn đầu tư công

3.2.1. Hoàn thiện về mặt pháp lý các văn bản liên quan đến lựa chọn đầu tư công công

Xây dựng khung pháp lý đầy đủ đối với đầu tư công là cần thiết.Hiện nay chưa có một cơ chế lựa chọn đầu tư công để quy trình thực hiện chương trình đầu tư công tuân theo đúng nguyên tắc đề ra. Cơ chế lựa chọn đầu tư công được thể hiện thông qua các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công. Vì vậy hoàn thiện cơ chế cũng chính là xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh và đưa ra các chính sách bổ sung.

Trước hết, cần phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật đầu tư, Luật đấu thầu…

Thứ hai là công tác hoàn thiện luật, chính sách hiện có và xây dựng mới, bao gồm:

- Hình thành khung pháp lý đồng bộ, thống nhất, khả thi về công tác lựa chọn đầu tư công bao gồm Luật Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và các Nghị định có liên quan.

- Xây dựng văn bản pháp lý qui định về công tác lập, theo dõi, giám sát, đánh giá công tác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như các địa phương, trong đó cần quy định rõ vai trò của cơ quan thống kê đối với công tác kế hoạch cả ở Trung ương và địa phương, nhất là trong việc theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch.

3.2.2. Cải cách cơ chế, phương pháp, cách thức thực hiện lựa chọn đầu tư công công

Một là, đổi mới cơ bản phạm vi và cách thức xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch trong đầu tƣ công

Thứ nhất, xác định một cách rõ ràng phạm vi cho các dự án đầu tư công tương ứng với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Đổi mới nội dung kế hoạch các cấp tương ứng với chức năng nhiệm vụ của Nhà nước và phù hợp với quá trình phân cấp. Nội dung quan trọng nhất của mỗi bản kế

77

hoạch phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, hệ thống chỉ tiêu và hệ thống các giải pháp, cơ chế, trong đó hệ thống chỉ tiêu đóng vai trò trung tâm của bản kế hoạch. Nội dung kế hoạch của mỗi cấp phải phản ánh được nhiệm vụ của chính quyền cấp đó. Việc xác định rõ những chỉ tiêu cần thiết, hình thành các bảng biểu sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kế hoạch cũng như củng cố công tác giám sát và đánh giá. Tăng cường tính “kết dính” giữa mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp, đặc biệt chú ý đến những giải pháp, chính sách phi tài chính.

Thứ hai, đổi mới quy trình và phương pháp lập kế hoạch theo hướng dân chủ, công khai và phù hợp với năng lực của bộ máy. Việc xác định một quy trình lập kế hoạch cho các cấp, đảm bảo cho các cấp có đủ thời gian cần thiết để hình thành kế hoạch là một trong những tiền đề đầu tiên để nâng cao chất lượng kế hoạch. Quy trình này phải đổi mới theo hướng, coi kế hoạch 5 năm là trọng tâm, tạo đủ điều kiện thời gian để trao đổi, phối hợp cũng như khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình lập Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba, xây dựng một cẩm nang lập kế hoạch đầu tư bao gồm kỹ thuật lựa chọn dự án và đánh giá cân đối đầu tư thích hợp giữa các ngành, vùng. Biện pháp này khá quan trọng. Vì nó giúp cải thiện hiệu quả ngay từ đầu tức là từ khâu hoạch định chiến lược.

Cẩm nang lập kế hoạch chỉ là một biện pháp tình thế giúp nâng cao năng lực của công tác lập kế hoạch của các cơ quan phụ trách. Vì phần lớn các chương trình chi tiêu công thất bại hiện nay đều xuất phát ngay từ việc xác định “sự cần thiết” của dự án. Nếu lựa chọn sai dự án để đầu tư thì các bước tiếp sau dù thực hiện đúng cũng không mang lại lợi ích xã hội có khi lại gây ảnh hưởng tiêu cực với nền kinh tế.

Tuy chỉ là một giải pháp tạm thời nhưng xây dựng cẩm nang lựa chọn và quy hoạch dự án để thiết lập nên chương trình đầu tư công rất cần thiết, trong khi chưa thể nâng cao năng lực cán bộ trong một thời gian ngắn được.

Cuối cùng, áp dụng quy trình ngân sách MTEF (Medium-Term Expenditure Framework - Khuôn khổ chi tiêu ngân sách trung hạn) phù hợp với đặc điểm tình

78

hình Việt Nam nhằm khống chế lạm chi, bội chi, chi sai chứ các thứ tự ưu tiên. Ngoài việc lựa chọn dự án đầu tư phải cân đối giữa các ngành, vùng xem ngành nào vùng nào nên được đầu tư. Có nghĩa là ngoài việc xác định hiệu quả của riêng từng dự án, phải xác định hiệu quả trong toàn ngành hoặc vùng xem là ngành nào vùng nào đầu tư sẽ hợp lý hơn.

Việc thành lập các khuôn khổ chi tiêu trung hạn là phối hợp chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong một khuôn khổ chi tiêu có định hướng duy nhất, trong cùng một khuôn khổ kinh tế vĩ mô và với một tập hợp thống nhất các mục tiêu phát triển. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ góp phần định ra được một kế hoạch phù hợp với tình hình ngân sách mà vẫn duy trì được tính cân đối giữa chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Từ dó dẫn đến việc phân bổ nguồn lực hợp lý hơn.

Áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn cũng chính là xây dựng một kế hoạch đầu tư theo thứ tự ưu tiên, xác định từ trước những khoản đầu tư phát triển và chi thường xuyên cần thiết sau đó nguồn vốn còn lại mới được huy động cho các dự án tiếp theo. Qua đó, việc lạm chi, đầu tư dàn trải sẽ được hạn chế.

Tuy nhiên việc thành lập một khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một vấn đề khó khăn, vì việc dự đoán những biến động trong tương lai đòi hỏi một trình độ và năng lực cao. Song đây vẫn là biện pháp quan trọng nhất hiện nay trong việc cải thiện hiệu quả các chương trình chi tiêu công.

Hai là, đổi mới cơ chế phân bổ nguồn vốn

Cải cách phân bổ ngân sách đầu tư vào các dự án công gắn với các ưu tiên chiến lược sẽ theo hướng dựa nhiều hơn vào việc đánh giá hiệu quả. Cải cách này sẽ giúp đầu tư tập trung, rút ngắn thời gian đầu tư, tránh hiện tượng dàn trải.

Phân cấp trong đầu tư công phải phù hợp với việc phân cấp nhiệm vụ cho chính quyền các cấp.

Thực hiện chế độ công khai và minh bạch trong quy trình phân bổ vốn. Sự công khai minh bạch, áp dụng theo đúng tiêu chí đã đề ra để phân bổ vốn không chỉ giúp nâng cao hiệu quả đầu tư công, mà còn làm hạn chế ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đối với việc xin - cho trong đầu tư công.

79

Ba là, từng bƣớc nâng cao hiệu quả công tác giám sát và đánh giá

Thứ nhất, thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn thẩm định (hệ thống tiêu chuẩn đánh giá) thực sự trên phương diện hiệu quả kinh tế – xã hội là cần thiết.

Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án hầu như không được thẩm định kỹ hoặc thẩm định không theo đúng tiêu chuẩn. Các dự án lớn từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD cũng lâm vào tình trạng trên. Vì vậy không thể để tiếp diễn quy trình duyệt kế hoạch chỉ đơn thuần là duyệt dựa trên thủ tục hành chính hơn là dựa vào các mục tiêu kinh tế, tính khả thi và chi phí - lợi ích khi thực hiện dự án.

Có một tiêu chuẩn rõ ràng để căn cứ vào đó xác định xem dự án có thể được đưa vào thực hiện hay không là vô cùng cần thiết. Dựa trên những tiêu chuẩn rõ ràng, người thẩm định vừa có thể định hướng được chính xác hơn công việc của mình, vừa tăng tính trách nhiệm trong mỗi quyết định được đưa ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hơn nữa, một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể cũng góp phần làm tăng hiệu quả của công tác lập dự án đầu tư, những người lập kế hoạch cho dự án có được một mục tiêu rõ ràng để xây dựng các phương án thực hiện sao cho đảm bảo được những yêu cầu đề ra.

Thứ hai, tăng cường khâu giám sát đầu tư, đấu thầu nhằm hạn chế tối đa hiện tượng thất thoát, lãng phí.

Việc tăng cường vai trò và nâng cao chất lượng của công tác giám sát và đánh giá cần đặc biệt quan tâm đến thông tin phục vụ công tác giám sát, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin, năng lực xử lý và đánh giá của đội ngũ cán bộ cũng như việc áp dụng những phương pháp phân tích, đánh giá mới và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 80 - 83)