Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

- Ảnh hƣởng của các nhân tố khác trong lựa chọn đầu tƣ công đến hiệu quả đầu tƣ công:

2.2.2.Kết quả đạt được

32quản lý ra quyết định nhằm cả

2.2.2.Kết quả đạt được

Đánh giá về kết quả thực hiện đầu tư công giai đoạn 2000- 2011, có thể rút ra một số nhận định sau:

Thứ nhất, đầu tư từ khu vực nhà nước đã trở thành một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời gian qua, tạo ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng.... Đầu tư công đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, đầu tư từ các khu vực khác suy giảm (ví dụ như giai đoạn 2008 - 2011).

Thứ hai, cơ cấu đầu tư công đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; đã chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước cũng đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động. Cụ thể, trong tổng mức đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ trọng khá lớn. Bình quân giai đoạn 2001 - 2010, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Nguồn lực ngân sách nhà nước đã được tập trung cho việc phát triển các dự án hạ tầng thiết yếu trong nền kinh tế, các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.

42

Thứ ba, không chỉ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư của khu vực nhà nước còn có vai trò lớn trong đổi mới cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng; xóa đói giảm nghèo, tác động đến sự phát triển vùng sâu, vùng xa; là nguồn vốn “mồi” để có thể thu hút lượng vốn của các thành phần kinh tế khác. Điều này càng đúng trong thời gian vừa qua, kể cả khi thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công, song Chính phủ vẫn tập trung ưu tiên đầu tư cho các dự án phục vụ nông nghiệp, nông thôn và đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam (Trang 45 - 46)