1. Ưu điểm
a. Dưới sự che chống của khiên có thể đào và xây vỏ một cách an toàn. b. Tốc độ thi công nhanh. Toàn bộ quá trình hoạt động của khiên như: đào, đưa đất đá ra, lắp ráp vỏ hầm v.v... có thể cơ giới hoá, tự động hoá để giảm cường độ lao động.
c. Quá trình thi công không ảnh hưởng đến giao thông và công trình trên mặt đất cũng như giao thông thuỷ.
d. Trong thi công không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
e. Trong thi công không gây tiếng ồn và chấn động, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
f. Xây dựng trong đường hầm dài trong vùng đất mềm yếu ngậm nước, hoặc ở dưới sâu luôn có tính ưu việt về mặt kỹ thuật và kinh tế, vì thế phương pháp thi công bằng khiên thích hợp nhất là xây dựng đường hầm trong địa tầng rời rạc, mềm yếu và có nước ngầm, xây dựng đường hầm dưới đáy sông, trong thành phố (xây dựng metro) và các loại công trình hạ tầng đô thị khác.
2. Nhược điểm
Phương pháp thi công bằng khiên thích hợp với đường hầm dài (có một số tài liệu cho biết thi công các đường hầm ngắn hơn 750m thì không kinh tế). Bởi vì khiên là một tổ hợp thiết bị cơ giới rất đắt, có tính chuyên dụng rất cao, mỗi loại thích hợp với điều kiện thuỷ văn, địa chất, kích thước mặt kết cấu riêng đã được thiết kế chế tạo đặc biệt, không thể thay đổi sử dụng một cách tuỳ tiện cho các công trình ngầm khác. Ngoài ra, nếu đường hầm có bán kính cong quá nhỏ hoặc lớp đất phủ trên hầm quá nông thì gặp rất nhiều khó khăn. Đường hầm dưới đáy nước nếu gặp lớp phủ quá nông thi công sẽ không an toàn. Khi thi công bằng khiên nếu dùng phương pháp khí áp suất cao để ổn định gương đào, thì người lao động rất dễ bị bệnh “giếng chìm”, và ngoài ra còn rất nhiều bệnh khác liên quan nên yêu cầu bảo hộ đối với lao động phải rất cao. Khi thi công bằng khiên rất khó tránh lún trong lớp đất phía trên, nhất là chỗ tầng đất mềm yếu lại có nước, khi lắp vỏ hầm phải chú ý phun vữa vào sau lưng vỏ hầm. Những khuyết điểm nói trên trong thi công bằng khiên đang được nghiên cứu khắc phục.
Với những tuyến ngầm có chiều sâu không lớn lắm nên thi công bằng phương pháp đào hở vì với lớp đất phủ nhỏ cùng với điều kiện địa chất không ổn định sẽ dẫn tới hiện tượng sạt lở đất bề mặt (hình 4.1). Nếu vì lý do đặc biệt bắt buộc phải thi công bằng khiên thì phải có giải pháp ổn định địa tầng hợp lý và đặc biệt không được thi công bằng tổ hợp khiên Air- pressure balance.
Tuy nhiên, giá thành một tổ hợp máy TBM là không rẻ, theo tính toán nếu chiều dài của tuyến ngầm nhỏ hơn 750 m thì sử dụng tổ hợp khiên đào ngầm không hiệu quả về mặt kinh tế. Mặt khác, mỗi một tổ hợp khiên đào ngầm chỉ có hình dáng và kích thước phù hợp với một tuyến ngầm tunnel nhất định nên việc dùng tổ hợp của tuyến này sang thi công cho tuyến có mặt cắt tiết diện khác là không phù hợp và di chuyển máy giữa các công trình gặp nhiều khó khăn do phải tháo rời và kích thước máy quá lớn.