Các biện pháp an toàn khi vận hành máy khoan và năng suất máy khoan hầm lò tự hành

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 71)

khoan hầm lò tự hành

1. Các biện pháp an toàn khi khoan lỗ khoan nổ mìn

Máy khoan, các thiết bị đồ gá, dụng cụ khoan được lựa chọn tuỳ thuộc vào tính chất cơ-lý của đất đá khoan, kích thước mặt cắt ngang của gương đào, độ dính của đất đá, khả năng có khí gas gây cháy nổ v.v…Trong quá trình khoan lỗ nổ mìn cần lưu ý:

- Trước khi khoan phải tiến hành làm sạch gương lò, sau đó di chuyển mũi khoan vào vị trí lỗ mới phù hợp với hộ chiếu khoan thiết kế;

- Khi khoan, ty khoan phải được kẹp vào đuôi một cách chắc chắn bằng thiết bị gá kẹp đặc chủng;

- Không cho người vào dưới tay máy khoan;

- Lựa chọn phương pháp khoan phù hợp với đặc tính cơ lý của đất đá và phương pháp khoan.

- Không nghiêng lệch ty khoan so với đường tâm của lỗ khoan; - Luôn theo dõi các mối ghép của các thiết bị trên máy khoan;

- Thợ máy luôn luôn phải theo dõi quá trình khoan tránh không để các đường ống, dây cáp điện cũng như bất kỳ vật nào tiếp xúc với ty khoan đang quay;

- Khi khoan thợ máy phải mặc quần áo bảo hộ đặc chủng. Cấm di chuyển thiết bị khoan khi chưa ngắt điện.

2. Năng suất kỹ thuật của máy khoan hầm lò tự hành

Năng suất kỹ thuật của máy khoan hầm lò tự hành được xác định bằng chiều dài khoan sâu tính bằng m trong một giờ làm việc kể cả thời gian thực hiện các công tác phụ trợ và sử lý sự cố khi vận hành máy trong một điều kiện cụ thể.

m/h [3.1]

trong đó: Qтех – năng suất kỹ thuật, m/h; кг - hệ số sẵn sàng của máy; k0 — hệ số xét đến hiệu quả của các mũi khoan đồng thời; n — số lượng tay máy có trên cỗ máy; Vm — tốc độ khoan, m/ph; vox — tốc độ rút mũi khoan, m/ph (xác định bằng khả năng kỹ thuật của cơ cấu tỳ đẩy); Т3 - thời gian thay mũi khoan, phút; В — chiều sâu khoan của mũi khoan sau một lần thay (hoặc một lần mài đổi + mài)-, m; Тн — thời gian chuyển mũi khoan từ lỗ khoan này sang lỗ khoan tiếp theo, phút; Тэб — thời gian khoan một lỗ khoan, phút; L — chiều sâu lỗ khoan theo thiết kế, м.

Tốc độ khoan Vm phụ thuộc chủ yếu vào độ cứng của đất. Độ cứng của đất đá cũng là cơ sở để xác định chọn loại đầu khoan loại nào (khoan quay thuần tuý, khoan quay-đập hay là khoan đập quay). Ví dụ với đất mềm có độ cứng f nhỏ hơn 8 thì chọn đầu khoan quay thuần tuý; để khoan đất có độ cứng trung bình từ f = 8 – 12 chọn đầu khoan quay-đập và với đất đá có độ cứng f lớn hơn 12 chọn đầu khoan đập-quay.

Hệ số sẵn sàng của máy - кг thay đổi tuỳ thuộc vào kết cấu máy và tuổi đời của máy và lấy trong khoảng từ 0,7 đến 0,9.

Hệ số kể đến hiệu quả của các mũi khoan đồng кo = 1; 0,8; 0,7 khi số tay máy tương ứng là 1; 2; 6.

Chương IV. Máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên

§ 4.1. Công nghệ đào kín bằng khiên và tổ hợp khiên, thiết bị và phân loại I. Các công nghệ đào kín kết hợp khiên

Lịch sử công nghệ thi công đào tuyến ngầm toàn tiết diện bằng khiên và

tổ hợp khiên (Shield method) bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ trước. Trước

công hình chữ nhật có kích thước 6,8 x11,4 m đã được dùng để thi công tuyến tunnel ngầm qua đáy sông Thames ở London vào thế kỷ XIX.

Về bản chất khiên đào lò (shield) là một loại kết cấu kim loại di động (nhờ kích), có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho công tác xây dựng đường hầm từ đào đất tới lắp đặt vỏ tunnel tránh sạt lở vách và gương đào.

Có thể hiểu sơ bộ công nghệ thi công đào kín bằng khiên như sau: người ta đưa vào lòng đất một kết cấu được hàn từ các kết cấu thép, có hình dạng giống hệt hình dạng mặt cắt ngang của tuyến ngầm cần đào, trong lòng kết cấu thép đó các người thợ sẽ tiến hành tất cả các công đoạn thi công từ khâu đào đất, bốc xúc và vận chuyển đất lên trên bề mặt đất, thi công vỏ tunnel và sau đó bằng kích vít hoặc kích thuỷ lực đẩy kết cấu thép mà ta gọi là khiên đó tiến lên một đoạn đúng bằng chiều dài đoạn vỏ tunnel đã thi công xong để tiếp tục một chu kỳ thi công tuần hoàn tiếp và cứ như vậy lặp lại ta được một tuyến tunnel đi ngầm trong đất với vỏ bê tông cốt thép vĩnh cửu.

1) Khiên thủ công kết hợp khoan - nổ mìn: Phương án này được sử dụng khi đào tunnel qua vùng có điều kiện địa chất ổn định, ít nước ngầm. Bản chất của công nghệ này là khoan tạo lỗ, nổ mìn, bốc xúc đất đá vận chuyển và cuối cùng là thi công vỏ tunnel liền khối dưới sự che chống của khiên. Điểm khác biệt so với công nghệ nổ mìn trong nền đất đá cứng là có cơ cấu khiên thủ công che chống mà không cần khoan neo gia cố vách và nóc lò tạm thời.

2) Khiên thủ công kết hợp máy đào liên hợp (combai): Phương án này được sử dụng khi đào tunnel qua vùng có điều kiện địa chất ổn định, ít nước ngầm. Đất được đào bởi máy đào liên hợp, dùng khiên thủ công để giữ vách và nóc lò và trong lòng khiên này sẽ xây vỏ tunnel vĩnh cửu. Sơ đồ bố trí thiết bị giống như trên hình 1.4, điểm khác biệt chính là cấu kiện gỗ hay thép làm che chắn tạm thời số 3 là kết cấu khiên thủ công tự di chuyển về phía trước nhờ kích.

3) Khiên thủ công kết hợp đào thủ công loại thường (non pressure blance): Phương án này được sử dụng khi đào tunnel qua vùng có điều kiện địa chất ổn định, ít nước ngầm và chiều dài tunnel nhỏ hơn 750m. Dưới sự che chống của khiên thủ công, đất được đào bởi sức người bằng dụng cụ thủ công, máy khoan cầm tay hoặc búa chèn hơi vv… vỏ tunnel được lắp từ những mảnh vỏ chế tạo sẵn ngay trong khiên, và khiên di chuyển lên phía trước nhờ các kích thuỷ lực đẩy vào chính phần vỏ tunnel vừa thi công xong.

4) Khiên thủ công ứng dụng khí nén: Phương án này được áp dụng khi đất yếu, ngậm nước và chiều dài tunnel nhỏ hơn 750m. Theo phương án này

thì dưới sự che chống của khiên thủ công đất đá được đào bởi sức người kết hợp cuốc xẻng, máy khoan cầm tay hoặc búa chèn hơi vv…trong điều kiện áp suất cao để giữ gương đào không bị sạt lở. Trong công nghệ này người thợ phải làm việc trong điều kiện không khí áp suất cao dễ sinh bệnh “giếng chìm”. Trên hình 4.1 ta có thể thấy vách ngăn 6 ngăn khoang thi công 2 có áp lực cao với khoang 8 áp lực bình thường. Khí nén được cấp bởi máy nén khí 12 qua đường ống dẫn khí nén 9. Toàn bộ công tác đào đất, lắp ráp được tổ chức trong khoang 2 với điều kiện áp suất cao, khi một đoạn tunnel đủ dài người ta di chuyển vách 6 vào vị trí mới để tiếp tục một chu kỳ tiếp theo.

Hình 4.1. Sơ đồ thi công tunnel ứng dụng khí nén kết hợp khiên thủ công và bán thủ công:

1 — khiên; 2 — khoang thi công; 3 — máy lắp ráp vỏ tunnel; 4 — camera an toàn; 5 — cầu thoát hiểm; 6 — vách ngăn chịu áp suất; 7 — cabin ra vào; 8 — khoang áp lực không khí bình thoát hiểm; 6 — vách ngăn chịu áp suất; 7 — cabin ra vào; 8 — khoang áp lực không khí bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường; 9 — ống dẫn khí nén; 10 — cổng trục; 11 - giếng đứng; 12 — máy nén khí

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 71)