Cấu tạo chung của cổng trục

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 47)

Kết cấu thép của cổng trục gồm dầm cầu 2 và các chân cổng 7 (hình 2.18). Xe con nâng vật 3 chạy dọc theo dầm cầu nhờ cáp kéo. Các chân cổng tựa trên các cơ cấu di chuyển 8 cho phép cổng trục chạy trên ray trên các bánh xe bằng thép. Dầm cầu của cổng trục có tải trọng nâng đến 5t thường là dầm hộp hoặc giàn không gian có tiết diện hình tam giác với ray treo hình chữ I để palăng điện chạy dọc theo dầm cầu. Dầm cầu của cổng trục có tải trọng nâng vừa và lớn thường có dạng dàn không gian với tiết diện hình chữ nhật hoặc hình thang. Xe con nâng vật 3 với móc treo chính chạy theo ray phía trên dầm cầu, còn móc treo phụ với tải trọng nâng nhỏ của palăng điện 9 có thể chạy theo ray treo phía dưới dầm cầu. Tuỳ theo yêu cầu công nghệ mà dầm cầu có thể không có côngxon hoặc có côngxon ở một hay cả hai đầu. Chiều dài côngxon có thể đạt tới 25-30% chiều dài của khẩu độ dầm (khoảng cách theo phương ngang giữa các đường ray di chuyển cổng trục). Nếu khẩu độ dầm không lớn, các chân cổng có thể liên kết cứng với dầm cầu. Trường hợp cổng trục có khẩu độ dầm lớn, một chân cổng liên kết cứng với dầm còn chân cổng kia được nối khớp với dầm để bù trừ độ xô lệch của cổng trục khi di chuyển, tránh khả năng kẹt các bánh xe di chuyển cổng trục trên ray.

Xe con nâng vật di chuyển dọc theo dầm cầu nhờ cáp kéo và tời điện đảo chiều 1 (hình 2.18, b). Cơ cấu nâng chính của cần trục có hai palăng nâng vật 4 đặt đối xứng tại hai phía của dầm cầu và đồng thời nâng dầm đỡ 5 của móc treo. Các cổng trục có tải trọng nâng lớn dùng trong lắp ráp các cấu kiện sử dụng bốn cơ cấu nâng với cách mắc cáp như ở hình 2.18, c. Tốc độ nâng hạ vật có thể được điều khiển bằng các cách sau: cả bốn tời cùng làm việc theo chiều nâng hoặc hạ; các tời 10 và 13 làm việc theo chiều nâng còn tời 11 và 12 làm việc theo chiều hạ hoặc ngược lại; các tời 10 và 13 làm việc còn tời 11 và 12 dừng hoặc ngược lại. Để giảm tải trọng tác dụng lên dầm cầu, cơ cấu nâng và di chuyển xe con được đặt trên các chân cổng hoặc trên các thanh giằng cứng của chân cổng. Điều khiển cổng trục từ cabin 3. Trên các xe con di chuyển cổng trục phải có thiết bị kẹp ray dẫn động máy. Khi tốc độ gió vượt

quá giới hạn cho phép, động cơ của thiết bị kẹp ray tự động làm việc do tác động của thiết bị đo gió trên cần trục.

Sơ đồ kết cấu của cổng trục trên hình 2.18 được sử dụng để lắp ráp các cấu kiện bêtông vỏ hầm có trọng lượng lớn trên các công trường xây dựng tuyến ngầm theo công nghệ đào hở. Cần trục có tải trọng nâng của móc treo chính >100t, tải trọng nâng của móc treo phụ 10 - 15t, khẩu độ dầm 31m, chiều cao nâng 37,5m và trọng lượng bản thân cổng trục 225t. Mỗi xe con di chuyển cổng trục chạy trên hai ray đặt song song.

Hình 2.18. Cổng trục tải trọng nâng ≥ 100t:

a) sơ đồ kết cấu; b) sơ đồ mắc cáp cơ cấu di chuyển xe con; c) sơ đồ mắc cáp cơ cấu nâng

Chương III.

Máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín kết hợp khoan phá và khoan nổ mìn kết hợp khoan phá và khoan nổ mìn

§ 3.1. Tổng quan các công nghệ mỏ truyền thống I. Các công nghệ đào kín mỏ truyền thống I. Các công nghệ đào kín mỏ truyền thống

Phương pháp mỏ truyền thống là phương pháp phát triển lên trong thực tiễn thi công lâu dài của con người. Phương pháp này dùng cấu kiện gỗ hay thép làm che chắn tạm thời, đợi đến khi đường hầm đã hình thành xong thì thay dần hệ che chắn tạm thời bằng vỏ xây dày toàn khối có tính vĩnh cửu. Đào tuyến ngầm với phương pháp mỏ truyền thống có 3 sơ đồ công nghệ.

1) Mỏ truyền thống kết hợp với máy đào liên hợp: đất được đào bởi máy đào liên hợp, dùng cấu kiện gỗ hay thép làm che chắn tạm thời sau đó xây vỏ tunnel vĩnh cửu.

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thiết bị công nghệ mỏ kết hợp với máy đào liên hợp combai:

1 - đầu phá đất combai; 2 - bộ phận cào vơ combai; 3 - cấu kiện gỗ hay thép làm che chắn tạm thời; 4 – xích tải gạt combai; 5 – máy vận tải hầm lò thời; 4 – xích tải gạt combai; 5 – máy vận tải hầm lò

2) Mỏ truyền thống kết hợp khoan - nổ mìn: đất được đưa ra khỏi gương đào nhờ khoan - nổ mìn, dùng cấu kiện gỗ hay thép làm che chắn tạm thời sau đó xây vỏ tunnel vĩnh cửu. Sơ đồ bố trí thiết bị thể hiện trên hình 3.2. Phương án này chỉ dùng cho đào tuyến ngầm trên núi, đất có độ cứng trung bình có ít nước.

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thiết bị công nghệ mỏ kết hợp khoan - nổ mìn:

1 – gương đào; 2 - cỗ máy khoan; 3 – máy cào vơ; 4 - máy vận tải hầm lò; 5 - cấu kiện gỗ hay thép làm che chắn tạm thời thép làm che chắn tạm thời

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ mỏ đào thủ công:

1 – đào đất bởi sức người bằng dụng cụ thủ công, máy khoan cầm tay hoặc búa chèn hơi v.v…; 2 - cấu máy khoan cầm tay hoặc búa chèn hơi v.v…; 2 - cấu

3) Mỏ truyền thống kết hợp

đào thủ công:

Đất được đào bởi sức người bằng dụng cụ thủ công, máy khoan cầm tay hoặc búa chèn hơi v.v…, dùng cấu kiện gỗ hay thép làm che chắn tạm thời, sau đó xây vỏ tunnel vĩnh cửu. Phương án này được sử dụng khi đào tunnel qua vùng có điều kiện địa chất ổn định, khó sạt lở, độ cứng từ nhỏ tới trung bình và ít nước ngầm.

§ 3.2. Tổng quan công nghệ khoan nổ mìn trong đất đá cứng và phương pháp mới của Áo phương pháp mới của Áo

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w