Thùng dầu; 2 bơm thuỷ lực; 3 van phân phối; 4 tang cuốn ống dẫn dầu; 5-động cơ thuỷ

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 43)

II. Công tác đào đất và máy đào đất thi công cọc barrete (tường trong đất)

1- thùng dầu; 2 bơm thuỷ lực; 3 van phân phối; 4 tang cuốn ống dẫn dầu; 5-động cơ thuỷ

phối; 4- tang cuốn ống dẫn dầu; 5-động cơ thuỷ

lực; 6- hệ treo; 7- xilanh thuỷ lực; 8- gầu; 9- khung dẫn hướng;10- ống dẫn dầu thuỷ lực

+ Ưu điểm cơ bản của máy đào dẫn động thuỷ lực nâng-hạ gầu bằng cáp:

- Có thể điều chỉnh được một cách dễ dàng lực đóng mở gầu, tạo được lực cắt đất lớn, khắc phục được nhược điểm của gầu đóng-mở bằng cáp, ít gây lắc ngang khi gầu cắt đất và nhờ đó tránh được hiện tượng lở thành hố đào.

- Trọng lượng gầu nhẹ hơn so với phương pháp đóng-mở bằng cáp. - Dễ vận chuyển, lắp đặt.

+ Nhược điểm:

- Gầu làm việc thường không ổn định (bị rung động, bị lắc…) và do đó khó điều khiển, dễ gây va chạm vào thành hố móng khi nâng và hạ làm lở, thậm chí sập hố đào.

- Yêu cầu trình độ tay nghề người vận hành máy cao. - Thời gian dùng cho di chuyển máy lớn.

5) Máy đào dẫn động thuỷ lực nâng hạ gầu nhờ cáp kết hợp với dẫn hướng cứng

Hình 2.15. Máy đào dẫn động thuỷ lực nâng hạ gầu nhờ cáp kết hợp với dẫn hướng cứng:

1 – nguồn thuỷ lực; 2 – máy cơ sở; 3 – cần của cầu trục; 4 – cơ cấu quay thiết bị công tác;5 ,8 ,9 – dẫn hướng; 6 – tang cuốn ống dẫn thuỷ lực; 7 – ống dẫn dầu; 10 – con trượt; 5 ,8 ,9 – dẫn hướng; 6 – tang cuốn ống dẫn thuỷ lực; 7 – ống dẫn dầu; 10 – con trượt;

11 – khung (má dẫn hướng); 12 – gầu; 13 – xilanh thuỷ lực đóng mở gầu

Để khắc phục các nhược điểm trên đây có thể dùng phương pháp treo kết hợp với hộp dẫn hướng để nâng gầu (hình 2.15).

Với kết cấu nêu trên có thể nhận thấy rằng khác với phương pháp treo thuần tuý bằng cáp, ở đây ngoài cáp treo thì gầu còn được định hướng theo phương đứng nhờ hệ thống trượt 5, 8 và 9. Các hệ này sẽ hạn chế lắc ngang của gầu khi nó làm việc. Mặc khác nhờ có cơ cấu quay 4 mà toàn bộ thiết bị công tác có thể quay được khi gầu còn ở trên mặt đất. Nhờ chuyển động này mà khi làm việc máy cơ sở ít phải di chuyển khi có sự đổi hướng đào. Khi gầu đào được đưa xuống đất, đốt dẫn hướng 9 tách khỏi đốt dẫn hướng 8, gầu được treo hoàn toàn bằng cáp nâng gầu, quá trình làm việc của gầu hoàn toàn như đã nêu ở phía trên.

6) Máy đào dẫn động thuỷ lực nâng hạ gầu bằng cần dẫn hướng cứng kiểu ống lồng

Hình 2.15 là sơ đồ cấu tạo chung của máy đào dẫn động thuỷ lực nâng hạ gầu bằng cần dẫn hướng cứng kiểu ống lồng

Hình 2.16. Máy đào với dẫn hướng cứng kiểu ống lồng

Trên hình 2.16: 1 – máy cơ sở được dẫn động bởi động cơ diesel với các hệ thống dẫn động cáp và dẫn động thuỷ lực. Palăng cáp 2 thay đổi tầm với của gầu thông qua giá đỡ 3 ghép với khung máy bằng khớp trụ, xi lanh thuỷ lực 4 điều chỉnh độ thẳng đứng của cần dẫn hướng ống lồng 5. Máy đào dẫn động thuỷ lực nâng- hạ gầu bằng cần dẫn hướng cứng kiểu ống lồng khắc phục được các nhược điểm của các loại máy đã trình bày trước đó. Máy này đặc biệt hiệu quả khi thi công tường trong đất với độ sâu lớn do đảm bảo độ thẳng đứng của vách hố đào.

7) Máy đào gầu ngoạm dẫn động thuỷ lực trên cơ sở máy đào một gầu

Đây là loại máy đào gầu ngoạm trên cơ sở máy đào một gầu với cơ cấu công tác là gầu ngoạm dùng để thi công tường trong đất có độ sâu ≤ 10m.

Sơ đồ cấu tạo máy đào gầu ngoạm dẫn động thuỷ lực trên cơ sở máy đào một gầu thể hiện trên hình 2.17. Thiết bị gầu ngoạm gồm: Cần 4 lắp với bàn quay 2 của máy cơ sở 1 bằng khớp bản lề O1 ở chân cần. Cần được nâng lên hạ xuống nhờ xi lanh thuỷ lực 3. Tay gầu 6 có chiều dài đủ lớn để đạt độ sâu của tường và ghép với cần 4 bằng khớp bản lề O2 . Khi làm việc tay gầu 6 quay quanh khớp bản lề O2 nhờ xi lanh thuỷ lực 5. Gầu 7 có hai má ngoạm đất, liên kết với tay gầu bằng thanh giằng và được đóng mở nhờ xi lanh thuỷ lực 8. Điểm khác biệt của máy đào gầu ngoạm dẫn động thuỷ lực trên cơ sở máy đào một gầu nghịch như đã xét ở bài § 2.2 là các xi lanh thuỷ lực 3 và 5 có hành trình rất lớn đủ để gầu 7 hạ đủ sâu và nâng lên đủ cao đổ vào phương tiện vận tải.

So với các máy đào gầu ngoạm đã nghiên cứu ở trên, máy đào gầu ngoạm dẫn động thuỷ lực trên cơ sở máy đào một gầu có kết cấu gọn nhẹ hơn, điều khiển nhẹ nhàng và êm, đồng thời đảm bảo độ chính xác.

Máy đào gầu ngoạm dẫn động thuỷ lực trên cơ sở máy đào một gầu dùng để thi công các hố móng sâu, hố móng cho tường trong đất có độ sâu ≤ 10m.

Hình 2.17. Máy đào gầu ngoạm dẫn động thuỷ lực trên cơ sở máy đào một gầu

§ 2.4. Cổng trục I. Công dụng và phân loại

Cổng trục được sử dụng rộng rãi để cơ giới hoá công tác vận chuyển các cấu kiện xây dựng và thi công lắp ráp trong hầu hết các công nghệ thi công tuyến ngầm bằng phương pháp đào hở. Cổng trục có thể phục vụ toàn tuyến thi công bằng cách lắp đường ray di chuyển dọc theo tuyến công trình, nhờ có công sơn bên ngoài đường ray mà nó có thể hạ tải các cấu kiện từ phương tiện vận tải và đưa xuống hố móng để lắp ráp.

So với cần trục kiểu cần, cổng trục có tải trọng nâng không đổi trong khoảng không gian phục vụ của nó, độ ổn định cao hơn.

Cổng trục có hai loại: Cổng trục có công dụng chung và cổng trục dùng để lắp ráp. Cổng trục có công dụng chung được chế tạo với tải trọng nhỏ ≤ 5T chủ yếu dùng trong công tác xếp dỡ. Cổng trục dùng để lắp ráp có tải trọng tới 500 tấn. Trong lắp ráp tuyến ngầm bằng phương pháp hở người ta sử dụng các cổng trục có tải trọng hàng nghìn tấn. Các thông số cơ bản cần lưu tâm khi lựa chọn cổng trục:

- Tải trọng nâng;

- Khẩu độ dầm;

- Tốc độ nâng vật;

- Tốc độ di chuyển xe con;

- Tốc độ di chuyển dọc ray đường sắt.

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w