Các loại máy trộn bêtông làm việc theo chu kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 125)

1. Máy trộn tự do làm việc theo chu kỳ

Các loại máy máy này dùng để trộn bê tông có độ sụt 5 – 15 cm với dung tích một mẻ trộn là 65, 165, 330, 500, 800, 1000, 1600, 2000, 3000 lít.

Sơ đồ cấu tạo chung và hệ thống truyền động của loại máy trộn tự do kiểu lật đổ (hình 6.3).

Động cơ số 6, qua hộp giảm tốc 13 truyền mô men xoắn tới bánh răng hình nón số 14 và truyền động xích số 10. Bánh răng hình nón số 14 quay ăn khớp với vành răng 12 gắn trên thùng trộn số 2 làm cho thùng trộn quay quanh trục Y- Y của nó (nghiêng 450 so với mặt phẳng thẳng đứng để trộn bê tông. Truyền động xích quay làm cho nửa chủ động của li hợp số 5 quay trơn quanh trục 15..

Muốn đổ vật liệu vào thùng trộn, kéo tay đòn A, nó sẽ nới phanh hãm 7 và đóng ly hợp 5 lại, nhờ vậy lực từ b chuyền sang a làm trục 15 quay và cuốn cáp 8 để kéo gầu 3 trượt theo giá dẫn 16 lên dần tới miệng thùng trộn. Khi gầu lên tới đỉnh giá dẫn thì bị chặn lại, gầu bị lật ngược và đổ vật liệu vào thùng trộn.

Muốn giữ cho gầu đứng ổn định ở trên cao trong thời gian đổ phối liệu vào thùng trộn ta gạt tay đòn A sao cho phanh 7 đóng lại, ly hợp 5 mở, như vậy gầu được giữ ổn định trên cao.

Khi cần hạ gầu tiếp liệu xuống ta gạt nhẹ tay đòn A ở vị trí sao cho phanh 7 và ly hợp 5 đều mở lúc đó do tác dụng của trọng lượng bản thân, gầu tự trượt theo giá dẫn xuống dưới.

Muốn lấy bê tông đã trộn ra, ta quay vô lăng B, nhờ truyền động của cặp bánh răng trụ, giá lật 9 quay, làm thùng lật úp xuống và đổ bê tông đã trộn ra ngoài.

Loại này có ưu điểm là đổ bê tông ra rất nhanh và sạch, tuy nhiên động tác lật thùng tốn rất nhiều lực đặc biệt là động tác quay thùng ngược lại vị trí cũ, nên loại máy này chỉ được chế tạo với dung tích mẻ trộn nhỏ.

Hình 6.3. Máy trộn tự do kiểu lật đổ:

a) cấu tạo chung; b) hệ thống truyền đông chung: 1- giá máy; 2 – thùng trộn; 3 – gầu tiếp liệu; 4 – thùng đong nước; 5 – ly hợp; 6 - động cơ điện; 7 – phanh; 8 – cáp kéo gầu; 9 – giá lật; 4 – thùng đong nước; 5 – ly hợp; 6 - động cơ điện; 7 – phanh; 8 – cáp kéo gầu; 9 – giá lật;

10 – truyền động xích; 11 – cơ cấu tăng xích; 12 – vành răng; 13 – hộp giảm tốc; 14 – bánh răng nón; 15 – trục dẫn động gầu nạp liệu; 16 – giá dẫn; 14 – bánh răng nón; 15 – trục dẫn động gầu nạp liệu; 16 – giá dẫn;

A - đòn điều khiển kéo gầu; B – vô lăng; C - đòn giật nước; c) hệ thống truyền động riêng gồm: I – cụm dẫn động gầu nạp; II – cụm dẫn động quay thùng. I – cụm dẫn động gầu nạp; II – cụm dẫn động quay thùng.

Trên hình 6.3.c là loại máy trộn bê tông rơI tự do kiểu lật đổ với hai hệ thống truyền động riêng (hai động cơ riêng biệt, một động cơ gắn liền với hộp giảm tốc đặt ở giá lật một động cơ khác qua khớp nối trục vít bánh vít để dẫn động gầu nạp liệu). Loại máy này thùng trộn 2 được treo console ở giá lật 9 và được quay qua cụm hộp giảm tốc bánh răng thẳng và bánh răng côn hoặc hộp giảm tốc hành tinh bắt vào đáy thùng trộn.

Trên hình 6.4 thể hiện loại máy trộn bê tông có cốt liệu tới 120mm. Máy gồm giá đỡ 5, thùng trộn 2 trong có lắp các cánh trộn, động cơ điện 3, xi lanh khí ép nghiêng thùng 4 và vành 1. Từ động cơ điện qua khớp nối 14 (hình 6.4.b) bánh răng 15, các bánh răng 16, 17, 18 truyền mô men xoắn tới bánh răng 13 và vành răng 11 của thùng trộn. Để nghiêng thùng đổ bê tông thành phẩm ra ngoài và đưa thùng về vị trí ban đầu người ta dùng hệ thống khí nén gồm xi lanh 9,

van phân phối 8, lọc khí bằng dầu 7, khoá 6 và bộ phận đóng mở 9. Thùng trộn khi quay tỳ vào các con lăn đỡ. Các con lăn này quay trong ổ 10 và 12.

Hình 6.4. Máy trộn tự do kiểu lật đổ bằng khí nén:

a) hình tổng thể; b) sơ đồ động học

2. Máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo chu kỳ

Loại này được chế tạo với dung tích một mẻ trộn là 65, 165, 330, 500, 800, 1000, 1600, 2000, 3000 lít với sản phẩm là bê tông các loại mác khác nhau, thường lắp đặt tại các xưởng bê tông đúc sẵn và các trạm trộn bê tông thương phẩm.

Trên hình 6.5,a là sơ đồ động học của máy trộn bê tông cưỡng bức hoạt đông theo chu kỳ. Máy này bao gồm động cơ điện và hộp giảm tốc 1, qua khớp nối 2 làm quay rotor 7. Trên rotor 7 có lắp các tay và cánh trộn, bộ phận an toàn để tránh bị kẹt khi trộn. Vật liệu được nạp qua ống nạp ở nắp thùng, xả bê tông qua cửa đáy thùng trộn. Để đóng mở cửa đáy thùng, dùng khí ép dẫn qua khoá 5 và van phân phối 4 tới xi lanh khí ép 6. Để giảm ồn có lắp thêm bộ tiêu âm 6. Việc chất tải vào thùng chỉ thực hiện khi rotor đang quay. Cốt liệu, xi măng và nước được đưa vào thùng trộn theo một tỷ lệ đã được xác định.

Sau khi hỗn hợp đã được nhào trộn đồng nhất ta cho xả ra ngoài bằng cách mở cửa đáy.

a)

b)

Hình 6.5: Máy trộn bê tông cưỡng bức hoạt động theo chu kỳ

a) Sơ đồ động học của máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo chu kỳ (dẫn động điện); b) Máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo chu kỳ (dẫn động khí nén): 1 — cánh trộn có 3 cái Máy trộn bê tông cưỡng bức làm việc theo chu kỳ (dẫn động khí nén): 1 — cánh trộn có 3 cái

có thể thay đổi được góc nghiêng; 2 — thùng trộn vữa; 3 — hệ thống truyền động khí nén cho cụm cánh trộn.

Trên hình 6.5, b là sơ đồ cấu tạo của máy trộn bê tông và vữa dẫn đông khí nén thường được dùng để trộn vữa trong thi công các tuyến ngầm.

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w