An toàn lao động là công tác được ưu tiên hàng đầu khi tiến hành thi công theo công nghệ phụt bê tông. Những nguyên nhân chính dẫn tới mất an toàn trong thi công phun bê tông là:
• Trong công tác vận chuyển thiết bị tới nơi thi công: Việc vận chuyển thiết
bị tới nơi thi công trong hầm lò, nơi có điều kiện chật hẹp, độ chiếu sáng kém phải tăng cường kiểm soát các biện pháp bảo đảm an toàn cho công nhân như: phải mặc áo bảo hộ lao động phù hợp với vải có bề mặt phản quang, trên các phương tiện vận tải phải có các đèn chiếu sáng (luôn được làm sạch) cũng như các còi báo hiệu và chúng phải hoạt động hiệu quả khi di chuyển về phí trước và khi đi lùi;
• Trong công tác chuyển tải bê tông phun vào thiết bị phun: Bắt buộc phải có lưới bảo vệ tránh và trạm vào các cụm chuyển động, công nhân phải mặc quần áo bảo hộ đặc chủng đúng quy định;
• Trong công tác cung cấp (vận chuyển) bê tông phun, khí nén, chất phụ gia, tới vị trí máy phun làm việc: phải thường xuyên bảo dưỡng kỹ thuật cho
thiết bị theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, thường xuyên kiểm tra các đường ống dẫn và các khớp nối của chúng, thường xuyên hướng dẫn công nhân các biện pháp an toàn khi vận hành thiết bị, chỉ cho phép công nhân đã được đào tạo mới được vận hành thiết bị và đương nhiên những công nhân này khi bắt đầu làm việc phải mặc quần áo bảo hộ đặc chủng có phản quang, và cuối cùng là đảm bảo độ chiếu sáng phù hợp cho nơi thi công;
• Công nhân khi điều khiển thiết bị phun bê tông phải có các thiết bị an toàn đi kèm (đeo kính chống va đập hoặc tấm chắn, mặt nạ an toàn, găng tay bảo hộ lao động, máy thở, thiết bị giảm âm, ủng bảo vệ và quần áo bảo hộ đặc chủng). Cấm người không có nhiệm vụ đi vào vùng vừa phun bê tông. Các
vùng phụ cận phải treo bảng “cấm đi vào vùng đang phun bê tông” và các bảng này phải được chiếu sáng để mọi người có thể nhìn thấy;
Trong trường hợp bất khả kháng những người khác phải vào vì một lý do nào đó thì người đó phải được trang bị đầy đủ bộ đồ an toàn như đã nêu ở trên.
CHƯƠNG VII
Máy và thiết bị phụ trợ
§ 7.1 Máy và thiết bị thông gió công trường tuyến ngầm I. Sự cần thiết của công tác thông gió công trường tuyến ngầm
Khác với khí trời, không khí trong các công trình ngầm ngoài các chất khí như ôxy, nitơ, cácbonic, còn có các chất khí gây độc hại cho cơ thể con người: oxit cácbon (CO), ôxit nitơ (NO2), ôxit lưu huỳnh (SO2), sulfua hiđrô (H2S)… Ở một số vùng còn có khí mêtan (CH4), là loại khí rất dễ gây cháy và nổ. Ngoài ra, nhiệt độ và độ ẩm trong các công trình ngầm cũng thay đổi, khác với khí trời, mức độ nhiễm bụi trong hầm lò cũng rất cao.
Tập hợp các hiện tượng nêu trên gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện làm việc của con người, cũng như đến máy móc, thiết bị trong quá trình thi công.
Thông gió công trường tuyến ngầm là công tác không thể thiếu được trong hoạt động xây dựng công trình ngầm nói chung và đặc biệt là tuyến ngầm, nhằm thường xuyên thay đổi không khí trong ngầm kín bằng khí trời, bảo đảm điều kiện làm việc an toàn vệ sinh môi trường cho con người và cho sản xuất.
Trình tự thông gió cho các tuyến ngầm trong thời gian thi công được xác định theo sơ đồ thông gió, và được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với chiều dài cũng như thực trạng giai đoạn thi công. Tất cả mọi thay đổi về vị trí của gương đào, cửa thông gió, tường chắn, cầu gió, các quạt thông gió cục bộ đều phải thể hiện trong bản vẽ bình đồ thông gió trong mỗi phiên giao ca.