Máy móc và thiết bị dùng để lắp ráp vỏ tunnel

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 144)

Lắp ráp hoàn thiện vỏ tunnel bao gồm các bước:

- Bước 1: Lắp ráp;

- Bước 2: Xảm mạch (bịt kín mối nối giữa các tấm vỏ lò);

- Bước 3: Ép vữa – phun vữa vào sau lưng vỏ hầm 1. Các máy và thiết bị lắp ráp

Để cơ giới hoá quá trình lắp ráp các vành vỏ tunnel người ta sử dụng các máy lắp ráp vỏ. Đa số các máy lát vỏ tunnel là khung kim loại có kết cấu dạng cổng “chữ П” hoặc cung tròn, được trang bị các cơ cấu di chuyển dọc theo tunnel và lắp ráp các vành vỏ. Các máy lắp ráp này có thể hoạt động độc lập, cũng có thể hoạt động như một bộ phận trong tổ hợp máy khiên đào lò. Các máy lát vỏ lò dùng để lắp ráp các tấm cấu kiện vỏ dạng bê tông cốt thép được trang bị các tay cơ động để đỡ các tấm vỏ bê tông cốt thép trong quá trình lắp ráp tới nối các vành vỏ với nhau.

Hình 6.24. Máy lắp vỏ tunnel dẫn động bằng tay đòn thuỷ lực hoạt động độc lập trong công nghệ khoan nổ mìn:

1 – cơ cấu bước; 2 – khung kết cấu kim loại; 3 – tay đòn lắp ráp; dẫn động thuỷ lực đòn bẩy; 5 – dây móc buộc; 6 - thiết bị điện; 7 – bơm thuỷ lực; 8 - lưới bảo vệ; 9 - đầu kẹp. – dây móc buộc; 6 - thiết bị điện; 7 – bơm thuỷ lực; 8 - lưới bảo vệ; 9 - đầu kẹp.

Để lắp ráp các tấm vỏ cho các đường hầm được đào bằng phương pháp khoan nổ mìn người ta sử dụng máy lắp ráp với dẫn động bằng đòn bẩy thuỷ lực hình 6.24, thiết bị có cấu tạo gồm: khung 2 có lắp cơ cấu di chuyển 1, dây

dẫn đông điện thuỷ lực 4 để quay tay 6. Về phía gương lò người ta lắp đặt lưới an toàn số 8 có nhiệm vụ ngăn các cục đá, đất bay do nổ mìn, đập máy móc phía sau nó. Tay lắp ráp 3 có kết cấu dạng ống lồng (thụt thò) giống như ăng ten TV. Có thể thực hiện các chuyển động lắc về hai phía và tiến về phía trước.

Máy lắp ráp vỏ tunnel hình 6.25 dùng để lắp ráp vỏ tunnel có dạng vòng cắt rời thành từng miếng nhỏ và chiều dài của đường hầm cần thi công không dài lắm nhỏ hơn 50m.Loại máy lắp này là loại tay đòn, di chuyển trên ray, được trang bị tay 1 với cơ cấu quay 2, cần 4 và các tấm phẳng công tác. Các kết cấu vỏ lò được đưa tới trên các xe goòng, việc lắp ráp nhờ vào hai tời nâng và tời kéo giằng.

Khi làm việc máy lắp ráp ngoàm và kẹp vào ray di chuyển. Sau khi khoan và nạp thuốc nổ vào lỗ khoan nổ mìn, máy lắp ráp phải di chuyển ra xa gương lò để tránh đất đá nổ bay, đập vào máy làm hư hại. Máy lắp ráp di chuyển bằng 4 con lăn nhờ hai xi lanh thuỷ lực

Hình 6.25. Máy lắp ráp vỏ tunnel dùng cho các đường lò ngắn:

1 – tay lắp; 2- cơ cấu quay tay 1; 3 – thanh kéo; 4 - cần; 5 – giá; 6 – khung; 7 – ngàm kẹp ray; 8 - bảng điều khiển. 8 - bảng điều khiển.

Trên hình 6.26 là máy lắp ráp vỏ tuyến ngầm thi công cùng tổ hợp khiên đào. Tay máy 3 với kẹp 1 để kẹp các cấu kiện bê tông cốt thép, dẫn động quay tay máy, tấm phẳng công tác có thể kéo đẩy tấm phẳng 2 nằm ở vị trí giữa hoặc đỉnh của tunnel.Ngoài ra còn có các cơ cấu thuỷ lực điện, máy nén vữa 6 , palăng điện 5 và bảng điều khiển.

Các tấm trượt có nhiệm vụ làm bệ đỡ cho máy, phối hợp với cơ cấu di chuyển với dẫn động thuỷ lực. Phía trên của máy có tấm che có thể kéo đẩy, để che vách lò trên.

Hình 6.26. Máy lắp ráp vỏ tuyến Metro thi công cùng tổ hợp khiên đào lò:

1 - kẹp; 2 - tấm phẳng công tác có thể kéo đẩy; 3 - tay máy ; 4 - tấm che có thể kéo đẩy; 5 – palăng điện; 6 – máy nén vữa. palăng điện; 6 – máy nén vữa.

2. Máy và thiết bị xảm mạch:

Ngay trong khi lắp ráp thì giữa các miếng vỏ hầm dọc theo rãnh phải có gioăng chống thấm, các miếng vỏ lò phải được chế tạo chính xác để các gioăng có đủ độ căng và các mối nối phải bám sát vào nhau không phát sinh khe hở lớn ban đầu. Tiếp theo là công tác xảm mối nối (bơm đầy vữa hoặc keo đặc biệt vào giữa các mối nối), vật liệu xảm mối nối phải có tính chất dính kết, tính bền, tính không thấm nước, tính đàn hồi và tính chống lão hoá tốt.

Công tác xảm mối nối chỉ được tiến hành sau khi lắp ráp vỏ lò xong và đã ra khỏi sự che chống của khiên với mục đích tránh tải trọng rung và đẩy của tổ hợp khiên gây hư hại cho các mối xảm. Máy xảm mối nối có nhiều loại, dưới đây xin giới thiệu máy xảm kiểu đòn bẩy loại đơn giản Hình 5.26/

Hình 5.26/ máy xảm mối nối dẫn động khí nén: 1 - ống đẩy vữa vào

mối nối; 2 – khoang chứa vữa xi măng hoặc keo đặc chủng ; 3 – cánh ép; 4 – xi lanh khí nén; 5 – giá đỡ ; 6 – Nút điều khiển; 7 - vỏ máy; 8 – khoang chứa khí nén đẩy

vữa; 9 - lỗ đùn vữa.

Nhờ xi lanh khí nén được điều khiển bởi nút 6 cánh ép 3 đẩy vữa từ khoang 2 về phía ống đẩy 1, qua lỗ đùn vữa 9 để ép vữa vào rãnh rải lên mối nối giữa các tấm vỏ tunnel. Trong khoang khí nén 8 vữa luôn được ép nhờ áp lực của khí nén kết hợp với lực đẩy của cánh 3 vữa được ép vào mối nối liên tục và kín. Để thực hiện công tác ép vữa xảm mạch nối giữa các tấm vỏ tunnel người ta sử dụng giá đỡ công nghệ di động.

Để xảm khe giữa các tấm vỏ tunnel người ta đôi khi còn sử dụng máy sử dụng búa phá khí nén cầm tay kết hợp với đầu công tác xảm mạch. Dưới tác dụng của khí nén quả đập của búa thực hiện chuyển động tịnh tiến qua lại trong nòng của búa và đập vào chuôi của cơ cấu công tác, cơ cấu công tác này có thể thay đổi được và ghép vào đầu công tác xảm mạch bằng ê cu. Kết quả là vữa được đẩy đi nhờ lực đẩy của chuôi búa.

3. Máy và thiết bị ép vữa – Phun vữa vào sau lưng vỏ hầm:

Để ngăn chặn khối đất xung quanh hầm biến dạng, đề phòng đất lún sụt trong quá trình thi công lắp ráp vỏ tunnel vĩnh cửu, công đoạn hoàn thiện cuối là ép, phun vữa vào lưng vỏ hầm. Việc ép vữa vào lưng vỏ hầm còn tăng khả năng chịu tải, tăng tính ổn định của vỏ hầm gúp vỏ hầm làm việc cùng môi trường đất xung quanh tránh biến dạng cục bộ.

Máy và thiết bị ép vữa thường được dẫn động khí nén với đầu bơm giống đầu vòi bơm xăng đẩy vữa choán hết khoảng không gian sau lưng vỏ lò.

§ 6.8. Тhiết bị phun bê tông gia cố vách lò

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w