Ôtô chở trộn bêtông bánh lốp hầm lò

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 137)

Ôtô trộn chở bê tông bánh lốp hầm lò có nguyên lý cấu tạo hoàn toàn giống với ô tô chở trộn bê tông trên mặt đất (hình 6.14) gồm sat-xi loại đặc chủng, giá đỡ thùng trộn, thùng trộn 3, phễu nạp 4 và xả liệu 5, hệ thống cung cấp nước và bộ truyền động cho thùng trộn 3 cùng cơ cấu điều khiển trong ca bi hở 1. Trên khung nghiêng 150 đặt thùng trộn tỳ trên 3 điểm: ổ đỡ phía trước và vành tỳ trên 2 con lăn ở phía sau. Trong thùng trộn hàn cố định vào vách thùng hai cánh trộn kiểu vít để trộn bê tông khi thùng quay theo chiều kim đồng

hồ và xả khi thùng quay ngược chiều kim đồng hồ nhờ đảo chiều quaymô tơ thủy lực dẫn động, bê tông theo máng chảy ra ngoài.

Hình 6.14. Ô tô chở-trộn bê tông bánh lốp hầm lò (hãng Putzmeister, Đức) :

1 – ca bin; 2 – cơ cấu di chuyển bánh lốp; 3 – thùng trộn; 4 - phễu rót; 5 – máng xả; 6 - khoang chứa đông cơ điêzel 5 – máng xả; 6 - khoang chứa đông cơ điêzel

Thiết bị động lực của máy thường là đông cơ điêzel 4 thì dẫn động các bơm dầu thủy lực. Dầu thủy lực thông qua motor thủy lực làm quay thùng trộn

Hình 6.15. Thùng trộn được dẫn động thủy lực (ô tô trộn-chở bê tông bánh lốp hầm lò, hãng Putzmeister, Đức)

§ 6.5. Máy đầm bê tông công trình ngầm I. Khái niệm chung và phân loại:

Để đầm bê tông, người ta dùng các máy gây chấn động với tần số cao (f = 3000 – 20000 phut-1) và biên độ (A = 0,1 – 7,5mm) làm cho các hạt cát, sỏi, đá dăm và xi măng dần dần sắp chặt lại vào với nhau, đẩy không khí ra ngoài làm cho khối lượng riêng của bê tông tăng lên; đồng thời lực ma sát giữa các hạt phối liệu giảm đi, bê tông lỏng ra đồng nhất hơn và chóng đông kết hơn. Biện pháp đầm bê tông làm tăng khả năng chịu lực lên 10 – 20%, tương đương với việc tiết kiệm 10 – 15% xi măng (khoảng 25 – 35 kg xi măng/1m3 bê tông) so với không đầm .

Tất cả các máy đầm bê tông đều hoạt dộng dựa trên nguyên lý rung. Bộ phận gây rung có thể là vật nặng quay lệch tâm hoặc vật nặng dao động qua lại. Trên thực tế khi đầm bê tông cho các công trình tunnel ngầm người ta sử dụng cả ba loại đầm đó là: Máy đầm trong trục mềm; máy đầm mặt và máy đầm cạnh (hình 6.16), tuy nhiên máy đầm mặt rất ít khi được sử dụng.

Hình 6.16. Các loại máy đầm bê tông công trình ngầm:

a - Máy đầm trong; b - Máy đầm mặt; c - Máy đầm cạnh: 1 – động cơ điện; 2 - trục mềm; 3 – cơ cấu gây rung. 2 - trục mềm; 3 – cơ cấu gây rung.

Khi đầm bê tông bằng máy đầm trong trục mềm, đầu đầm (bộ phận gây rung) được đưa nhanh vào lớp bê tông (thẳng đứng hoặc hơi nghiêng) với độ sâu khoảng 10 – 15 cm, sau đó rút từ ra khỏi khối bê tông khi động cơ vẫn hoạt động. Bê tông được coi là đầm xong khi sự sụt lún của bê tông chấm dứt, xuất hiện nước xi măng và nổi các bọt khí trên bề mặt.

Máy đầm cạnh được treo cạnh ngoài của ván khuôn, loại này rất hữu dụng khi thi công bê tông cốt thép liền khối với cốt thép trong tunnel thường khá dày. Chúng truyền dao động qua khung của ván khuôn - nơi chúng được treo tới bê tông cần đầm. Ngoài ra máy đầm cạnh được sử dụng để đầm các cấu kiện bê tông dạng tường mỏng thẳng đứng, các dầm, các cấu kiện quá nhiều cốt thép và các góc của ván khuôn, những nơi mà việc đầm bằng máy đầm trong trục mềm không thể thực hiện hoặc quá khó. Ngoài ra máy đầm cạnh còn được

phối hợp với máy đầm trong để tăng chất lượng đầm bê tông cho các cấu kiện nói ở trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w