Sau đây ta xét đến những loại thông dụng thường dùng trong xây dựng dân dụng, công nghiệp và trong công trình ngầm.
1. Máy bơm bê tông kiểu piston dẫn động thuỷ lực loại van chữ “S” hoặc van chữ “C”
Loại này có năng suất kỹ thuật từ 5 ÷ 65 m3/h; cự ly bơm tới Lmax = 600m; độ cao bơm Hmax = 80m. Phổ biến hiện nay dùng bơm hai piston thuỷ lực có cửa van hình chữ S (hình 6.8).
Van ống hình chữ S có nguyên lý hoạt động như sau. Van chữ S được bố trí ngay trong khoang nạp 1 của bơm, tâm quay của van trùng với tâm ống dẫn bê tông 4. Tại mỗi chu kỳ làm việc van được lắc một góc nhất định và che kín đường ra của một trong hai xilanh bơm và được piston của xilanh đó đẩy hỗn hợp bê tông vào trong ống dẫn, lúc này xilanh còn lại được nối với khoang nạp 1 để hút bê tông. Ưu điểm chính của loại van này là sự thay đổi hướng chuyển động của hỗn hợp bê tông khi hút và đẩy là ít nhất. Tuy nhiên ở mỗi chu kỳ làm việc van phải đảo và tải theo một khối lượng rất lớn (gồm khối hỗn
hợp bê tông có trong van và bản thân khối lượng van), phải thắng lực ma sát vùng làm kín (vùng nối) giữa miệng xi lanh bơm và tại chỗ van nối với đường ống dẫn.
Bê tông sau khi được bơm vào ống được chuyển theo ống dẫn bằng thép và được ghép từ những đoạn ống bằng loại khoá đặc biệt.
c)
Hình 6.8. Sơ đồ cấu tạo máy bơm hai piston thuỷ lực:
a) Sơ đồ cấu tạo; b) Nguyên lý làm việc của van chữ S; c) Bơm bêtông dạng xilanh hãng Putzmeister (Đức). c) Bơm bêtông dạng xilanh hãng Putzmeister (Đức).
2. Máy bơm bê tông kiểu rotor - ống mềm
c)
Hình 6.9. Sơ đồ bơm bê tông kiểu rotor - ống mềm:
a) sơ đồ nguyên lý; b) sơ đồ cấu tạo; c) Bơm bê tông dạng rotor ống mềm hãng Putzmeister (Đức) hãng Putzmeister (Đức)
Loại này có năng suất kỹ thuật từ 30 – 70 m3/h; cự ly bơm tới Lmax = 300m; độ cao bơm Hmax = 70m. Trên hình 6.9 là sơ đồ hoạt động của bơm kiểu rotor-ống mềm.Nguyên lý hoạt động: rotor 4 quay theo chiều mũi tên nhờ được nối vào trục dẫn động bởi motor thuỷ lực. Trong khi quay các con lăn 2 lần lượt thay phiên nhau đè bẹp đoạn ống sau ống 6, đùn hỗn hợp bê tông sang ống 1. Khi con lăn 2 chạy qua đoạn ống phía sau nó nở to ra như cũ, gây áp suất âm hút bêtông từ phễu 7 vào đoạn ống này để chờ con lăn kia lăn tới, cứ như vậy hai con lăn số 2 thay nhau đùn bê tông sang ống 1 để đi tiếp.
Ưu điểm: cấu tạo gọn nhẹ, tốn ít năng lượng, dẫn động đơn giản, dễ bảo dưỡng sửa chữa
Nhược điểm:
- Chỉ bơm được những loại bê tông tương đối mịn;
- Ống mềm chóng hỏng, phải thay sau 2000 – 3000 h bơm.
Vì nhược điểm đó nên bơm kiểu rotor-ống mềm ít được sử dụng để bơm bê tông, tuy nhiên được dùng nhiều để bơm và định lượng phụ gia trong công nghệ phụt bê tông gia cố vách lò tạm thời hoặc vĩnh cửu.
3. Thiết bị bơm bê tông bằng khí nén
Đây là loại máy bơm đặc thù dùng cho công tác đổ bê tông cho các công trình bằng phương pháp nhồi từ trong lòng bê tông nhờ khí nén. Loại này có năng suất kỹ thuật từ 5 – 20 m3/h; cự ly bơm tới Lmax = 100 m; độ cao bơm Hmax
= 40 m.
a) b)
Hình 6.10:Máy bơm bê tông bằng khí nén:
a) sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy bơm bê tông dẫn động khí nén: 1 – máy nén khí; 2 – ống dẫn khí nén; 3 – bình tích áp; 4 – van điều tiết; 5 – thùng kín chứa bê tông cần bơm; 6 – ống dẫn bê khí nén; 3 – bình tích áp; 4 – van điều tiết; 5 – thùng kín chứa bê tông cần bơm; 6 – ống dẫn bê
tông; 7 – thùng chứa bê tông;
b) Máy bơm bê tông dẫn động khí nén di chuyển trênbánh sắt dùng cho công trình ngầm: 1- thùng bê tông; 2 — cửa đổ bê tông vào; 3 — trục trộn bê tông tránh phân tầng; 4 — hệ thống thùng bê tông; 2 — cửa đổ bê tông vào; 3 — trục trộn bê tông tránh phân tầng; 4 — hệ thống
dẫn đông khí nén; 5 — khung di chuyển bánh sắt;
6 — Ống dẫn đẩy bê tông ; 7 — van điều khiển đóng mở cho mỗi chu kỳ bơm.
Nguyên lý hoạt động như sau: mở nắp thùng 5, đổ bê tông vào rồi đậy kín lại (nắp này có gioăng và bộ phận chốt đảm bảo đậy kín). Ta mở van 4 để xả khí nén vào thùng 5. Dưới áp suất của khí nén khối bê tông sẽ đi theo đường ống 6 chảy tới nơi cần đổ và nhồi bê tông. Tiếp đó lại mở thùng 5 và đổ tiếp bê tông vào thùng để bơm chù kỳ tiếp.