Ván khuôn di động thi công bêtông liền khối trong truyến ngầm

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 142)

Trong thi công tunnel người ta thường sử dụng ván khuôn di động có mặt cắt ngang với hình dáng phù hợp với vỏ tunnel liền khối được thiết kế. Ván khuôn tunnel được lắp trên khung có bánh di chuyển dọc theo tuyến thi công. Các loại ván khuôn di động này có thể sử dụng để thi công trong các công nghệ đào kín.

Thực chất các ván khuôn di động này là bộ khung trên đó có ván khuôn được ghép với khung di chuyển bằng khớp bản lề, các ván khuôn này được điều khiển bởi các tay đòn và kích thủy lực. Nhờ các kích thủy lực mà khi các kích này đẩy ra ván khuôn sẽ ở vị trí làm việc, còn khi co lại thì ván khuôn ở tư thế di chuyển trên ray để đến vị trí thi công mới sau khi đoạn vỏ tunnel trước đã cố kết và có thể tháo được ván khuôn.

Dưới đây là cấu tạo của một số loại ván khuôn di động thường gặp khi xây dựng tuyến ngầm.

Hình 6.19. Ván khuôn di đông dùng cho tunnel tiết diện tròn:

I – Ván khuôn ở trạng thái làm việc, II – Vàn khuôn ở trạng thái di chuyển, trong đó: 1 – cốt thép; 2 - lớp chống thấm; 3, 4 - ván khuôn; 5 – XLTL điều khiển ván khuôn; 6 – khung di thép; 2 - lớp chống thấm; 3, 4 - ván khuôn; 5 – XLTL điều khiển ván khuôn; 6 – khung di

chuyển

Hình 6.20. Ván khuôn di đông tiệt diện hình chữ nhật với cột chống trung tâm và tấm táp:

1 - mảnh ván khuôn hình chữ L ngược, 2 - trụ trung tâm, 3 - tấm táp; 4 – thanh chống với các khớp bản lề; 5 - ổ đỡ trục; 6 - cơ cấu di chuyển; 7 – các kích di chuyển; 8 - khung cố định khớp bản lề; 5 - ổ đỡ trục; 6 - cơ cấu di chuyển; 7 – các kích di chuyển; 8 - khung cố định

а — loại di động; b — dành cho vỏ lò ép dự ứng lực liền khối: 1 — ván khuôn trên (mảnh trên); 2 — cơ cấu gập bản lề; 3 — các xi lanh thuỷ lực di chuyển ván khuôn;

4 — Các vít đỡ tựa; 5 — các giá đỡ; 6 — mảnh dưới – ván khuôn dưới; 7 — dầm bệ; 8 — Băng tải; 9 — sàn công nghệ. 7 — dầm bệ; 8 — Băng tải; 9 — sàn công nghệ.

Một loại ván khuôn di động có cấu tạo khá đơn giản là bộ ván khuôn lắp ghép tạo hình bằng kim loại, di động, xếp gập bằng bản lề và tháo rời được (hình 6.21).

Ván khuôn xếp gập kiểu bản lề nhiều tấm: (hình 6.21, а) có cấu tạo từ các mảnh ván khuôn nhỏ là:các mảnh trên số 1 và mảnh dưới số 6, cơ cấu gập bản lề 2 để đóng và mở các mảnh ván khuôn trên. Cơ cấu đóng mở các mảnh ván khuôn dưới có hai giá đỡ 5 với vít đỡ tựa 4, tựa lên dầm bệ di động 7. Ván khuôn xếp gập kiểu bản lề di chuyển dọc theo đường lò nhờ các xi lanh thuỷ lực 5.

§ 6.7 Máy và thiết bị lắp ráp vỏ tuyến ngầm I. Tuyến ngầm với vách tunnel là các tấm lắp ghép

Khác với bê tông cốt thép liền khối thường được ứng dụng để xây dựng các tuyến ngầm trong nền đất đá cứng bằng sơ đồ công nghệ nối tiếp hoặc song song như đã nói ở trên. Tuyến ngầm đô thị thường gặp các lớp đất có điều kiện địa chất phức tạp phải dùng các tấm vỏ lò được chế tạo sẵn để lắp ráp và hoàn thiện ngay trong lòng khiên và tổ hợp khiên. Các tấm vỏ lò này có hai loại là: Bằng gang và bằng bê tông cốt thép dự ứng lực trước.

a) b) Hình 6.22 Các dạng tấm vỏ lò sau lắp ghép: a - Tấm vỏ lò bằng gang; b - Tấm vỏ lò bằng bê tông cốt thép dự ứng lực trước: 1 - phần thân; 2 - rãnh lắp gioăng chống thấm sau đó trảm mạch bằng vữa cường độ cao; 3 - lỗ chờ

ép vữa

Một tuyến Metro với vỏ hầm bằng gang Một tuyến Metro với vỏ hầm bằng bê tông cốt thép dự ứng lực trước

Hình 6.23. Các tuyến ngầm metro được thi công bằng vỏ lắp ghép

Thực tế trên thế giới đã sử dụng các dạng kết cấu tunnel lắp ghép và cho kết quả rất tốt so với bê tông liền khối sau nhiều năm sử dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w