1. Máy trộn bê tông theo chu kỳ
Ns= Vxl.nck.Ktg, (m3/h) [6.1]
trong đó: Vxl - thể tích xuất liệu của thùng trộn (thể tích bê tông thành phẩm trộn được trong một mẻ trộn), m3 và được xác định theo công thức sau:
Vxl = Vsx.Kxl = (0,3 – 0,4)Vhh.Kxl, (m3) Vsx - thể tích sản xuất của thùng trộn, m3
Vhh - thể tích hình học của thùng trộn, m3
Kxl - hệ số xuất liệu, Kxl = 0,65 ÷0,7 đối với bê tông và Kxl = 0,8 đối với vữa;
nck - số mẻ bê tông trộn được trong 01 giờ nck = 3600/tck
tck - thời gian một mẻ trộn, s:
tck = tđổ phối liệu vào+ ttrộn + tđổ bê tông ra
Ktg - hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy trong một ca, Ktg =
0,8 – 0,9.
2. Máy trộn liên tục
Ns = 60n.S.t.K1.K2.Kxl, (m3/h) [6.2] trong đó: n – vận tốc quay của trục trộn (v/ph);
S - tiết diện dòng vật liệu di chuyển trong thùng trộn (m2), S = (0,28 ÷ 0,34)πd2/4
d - đường kính quỹ đạo hình tròn của cánh trộn, m;
t – là khoảng cách giữa các cánh trộn theo chiều dọc trục, m; K1 và K2 – các hệ số có xét đến tác động ngăn cản chuyển động của dòng vật liệu trong thùng trộn do tính không liên tục của các cánh trộn và do ma sát giữa vật liệu và các chi tiết tiếp xúc với vật liệu K1.K2 = 0,5.
§ 6.3. Máy bơm bê tông
Máy bơm bê tông để vận chuyển bê tông linh động (thường có độ sụt trên 12 cm) theo đường ống dẫn có thể đi xa tới 800 m hoặc lên cao tới 400 m. Nếu muốn bơm đi xa hơn nữa trong tuyến ngầm cần phải lắp các bơm nối tiếp nhau. Bơm bê tông còn dùng có thể được dùng để bơm vữa xây dựng.
I. Phân loại
1. Theo nguyên lý làm việc: Có hai kiểu là làm việc liên tục (kiểu rôto ống
mềm) và theo chu kỳ (kiểu piston).
2. Theo kiểu dẫn động: Có hai kiểu là cơ khí và thuỷ lực.