Công tác khoan và phân loạ

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 54)

1. Công tác khoan

Lỗ khoan là những lỗ được dụng cụ khoan sâu vào trong đất đá có đường kính dưới 75 mm và chiều sâu không quá 5 m. Những lỗ khoan có đường kính từ 250 – 300mm được gọi là giếng khoan, và nếu giếng khoan ấy có chiều sâu trên 5 m thì được gọi là giếng khoan sâu.

Khoan là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong công nghệ thi công tunnel bằng phương pháp khoan nổ mìn. Nội dung của công đoạn này là quá trình tạo lỗ trên gương đào bao gồm việc phá vỡ đất đá ở gương lỗ khoan bằng dụng cụ khoan và đưa phoi đất đá bị phá vỡ lên khỏi miệng lỗ khoan.

2. Phân loại các phương pháp khoan

Tính đa dạng của phương tiện và các phương pháp khoan đòi hỏi phải phân loại chúng theo những đặc điểm khác nhau.

a) Theo bản chất của ứng suất phá vỡ đất đá các phương pháp khoan được chia thành:

- Khoan cơ học: Đất đá bị phá vỡ do phát triển ứng suất cơ trong nó (khoan quay, khoan đập-xoay, khoan đập-quay, khoan quay-đập);

- Khoan nhiệt: Sự phá vỡ đất đá xảy ra do phát triển ứng suất nhiệt trong nó (khoan nhiệt, khoan plazma, khoan điện-nhiệt).

b) Theo sơ đồ phá vỡ gương lỗ khoan các phương pháp khoan gồm có: - Khoan lấy mẫu: khoan vòng quanh tiết diện gương lỗ khoan, phần đất đá ở giữa không bị phá vỡ (gọi là mẫu), mẫu được lấy lên mặt đất nhờ thiết bị đặc biệt;

- Khoan phá toàn bộ gương lỗ khoan: dụng cụ khoan phá vỡ toàn bộ tiết diện gương lỗ khoan.

c) Theo phương pháp lấy sản phẩm phá vỡ ra khỏi gương lỗ khoan: có các phương pháp sau:

- Phương pháp khoan với sự làm sạch gương lỗ khoan theo chu kỳ; - Phương pháp khoan với sự làm sạch lỗ khoan liên tục.

Ngoài ra người ta còn các cách phân loại khác như: theo phương pháp truyền chất làm sạch vào lỗ khoan (có phương pháp khoan với việc làm sạch thuận với nghịch), theo các dạng năng lượng sử dụng.

Xét một cách tổng quát, có thể phân tất cả các phương pháp khoan ra thành 2 nhóm:

- Nhóm khoan cơ học: được sử dụng phổ biến.

- Nhóm khoan vật lý - cơ: còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Đối với tất cả các phương pháp khoan, khi tiến hành khoan đều phải thực hiện những khâu chủ yếu như: chuẩn bị và đặt máy khoan, tiến hành khoan và lấy sản phẩm khoan ra khỏi lỗ khoan, nối dài cần (ty hoặc choòng) khoan để đạt được độ sâu cần thiết, tháo nó ra khi kết thúc khoan, thay đầu choòng (mũi khoan) đã bị mòn, di chuyển máy khoan đến vị trí lỗ khoan mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w