Tổng quan địa bàn nghiên cứu 1 Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 36 - 37)

- Tăng cường đối tác đào tạo (Training partnership) và đào tạo bên ngoài (Outsourcing training)

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG BIỂN BẠC LIÊU

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bạc Liêu với vị trí địa lý thuộc lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm phía Đông Bắc bán đảo Cà Mau, phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, có chiều dài bờ biển 56km thuộc hai huyện và thành phố, với ba cửa biển và diện tích rừng phòng hộ 6.044 ha (năm 2008).

Trong chiến lược phát triển luôn coi trọng phát triển nuôi trồng chế biến thuỷ sản trên cơ sở nâng cao tính bền vững của ngành sản xuất này, đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực với các ngành sản xuất khác và đảm bảo an sinh xã hội, sẽ dần chuyển đổi nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên, sản xuất các sản phẩm phần lớn dưới dạng thô sang các loại hình sản xuất – dịch vụ giá trị cao, các sản phẩm chế biến tinh, hàng hoá và dịch vụ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.(1)

Người dân vùng biển Bạc Liêu thuộc vùng sản xuất nước lợ và nước mặn, với đất đai thuận lợi cho phát triển thuỷ sản, diêm nghiệp và lâm nghiệp. Nhờ có chủ trương chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác tốt tiềm năng, nâng cao hiệu quả trên cơ sở lợi thế vùng sinh thái, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, những năm qua sản xuất tăng trưởng liên tục theo hướng bền vững, thế mạnh kinh tế thuỷ sản được tập trung chỉ đạo đầu tư và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống người dân.(2)

(1) (2) UBND Tỉnh Bạc Liêu (2000), Chương trình phát triển bền vững tỉnh Bạc Liêu,giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Trang 128.

Tuy nhiên quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra của người dân còn có nhiều hạn chế nhất định, chưa thật sự làm chủ được các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng. Trong khi khai thác thuỷ sản đang có chiều hướng giảm sản lượng do điều kiện ngư trường ngày càng cạn kiệt và công nghệ chưa theo kịp thời đại. Ngành công nghiệp đã tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp gắn với nuôi trồng, thu hoạch và chế biến các sản phẩm. Do xuất phát điểm thấp nên mặc dù đạt nhịp độ tăng trưởng cao nhưng quy mô của khu vực sản xuất công nghiệp vẫn còn nhỏ bé so với yêu cầu phục vụ phát triển và hỗ trợ sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)