Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 85 - 91)

- Tăng cường đối tác đào tạo (Training partnership) và đào tạo bên ngoài (Outsourcing training)

NGƯỜI DÂN VÙNG BIỂN BẠC LIÊU

3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Cần phát huy tốt những thành quả đạt được trong những năm vừa qua, vượt qua khó khăn thử thách để tạo ra thương hiệu uy tín về chất lượng trong đào tạo nghề của địa phương và khu vực. Mỗi một đơn vị cần có chiến lược phát triển phù hợp với khả năng và nhiệm vụ được giao, nhanh chóng tranh thủ thời cơ từ cơ chế chính sách của nhà nước làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển về sau.

Cần phát huy vai trò của địa phương và gia đình trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia học nghề để tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống của bản thân và gia đình, góp phần bảo vệ và phát triển các giá trị truyền thống của địa phương, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và đô thị. b. Nội dung giải pháp

Giải pháp 1: Nâng cao năng lực trường dạy nghề

(1) Đầu tư cho chiến lược đào tạo

Phải có chiến lược đào tạo theo từng giai đoạn thích ứng với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp nhu cầu về việc làm cho người dân và các cơ sở sản xuất trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt ở nhiều lĩnh vực.

(2) Xây dựng liên kết đào tạo

Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường - địa phương và cơ sở sản xuất kinh doanh trong vùng thậm trí các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động cũng như nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

(3) Tư vấn học nghề

Cần có bộ phận tư vấn học nghề, với nhiệm vụ phối hợp với địa phương và người dân làm công tác tư vấn tuyển sinh nhằm phân loại đối tượng đào tạo phù hợp và thích ứng trong khâu đào tạo cũng như việc làm sau đào tạo.

+ Trong giải pháp chung của địa phương đối tượng đào tạo không được phân loại theo nhu cầu cần thiết. Đối với giải pháp dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu cần có sự phân chia đối tượng cụ thể để có cách tiếp cận trong dạy và học khác nhau.

+ Đối tượng học nghề chính quy cần có kế hoạch quan tâm từ đầu tại địa phương để tạo nền tảng điều kiện cần thiết cho chuyên môn về sau. Cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho các nhóm trong đối tượng này được tiếp cận học tập đúng chuyên môn cần thiết tại các trường chính quy trong cũng như ngoài nước.

+ Đối tượng học nghề ngắn hạn cũng cần thiết có sự phân loại theo nguồn cung cấp làm việc tại gia đình hay cơ sở sản xuất để xây dựng nên kế hoạch học tập phù hợp.

+ Đối với đối tượng học tập các lĩnh vực nghề mới cũng cần có sự lựa chọn theo các tiêu chí nhất định nhằm có đủ điều kiện phát huy được sở trường sau khi được học hoặc được truyền nghề.

(4) Điều chỉnh phát triển nghề đào tạo

Kế hoạch điều chỉnh và phát triển nghề đào tạo phải trên cơ sở nhu cầu thực sự của người dân trong vùng, trước mắt có thể thực hiện hình thức liên doanh liên kết với các cơ sở đào tạo khác khi có yêu cầu về những lĩnh vực nghề chưa có khả năng.

(5) Xây dựng danh mục nghề đào tạo

Danh mục nghề đào tạo phải được xây dựng trên nền tảng duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống và bản sắc văn hoá đời sống của người dân vùng biển Bạc Liêu. Những lĩnh vực ngành nghề mới phải được cân nhắc xem xét trên cơ sở mang lại hiệu quả thu nhập và công ăn việc làm cho người dân.

+ Trên cơ sở danh mục nghề đào tạo hiện nay của địa phương cần có sự lựa chọn lại cho người dân vùng biển Bạc Liêu loại bỏ những nghề không phù hợp, đề xuất bổ sung thêm những nghề phù hợp.

+ Nghề truyền thống mang bản sắc văn hoá của địa phương cần được bảo vệ và phát huy trên cơ sở kế thừa nền tảng của xã hội và gia đình. Cần có chính sách ưu tiên trong tuyển chọn và đào tạo hằng năm kể cả học nghề chính quy cũng như học nghề ngắn hạn.

+ Nghề đào tạo mới phải được lựa chọn trên cơ sở đặc thù của địa phương (cả về điều kiện tập quán và thiên nhiên) sao cho hiệu quả thu nhập của người dân ổn định.

+ Nghề đào tạo phải dựa vào điều kiện sản xuất của địa phương, xác định nhu cầu về lao động của các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trong vùng làm thước đo.

+ Nghề đào tạo cũng phải dựa vào các điều kiện hợp tác lao động trong cũng như ngoài nước để có sự định hướng đúng đắn.

(6) Đội ngũ cán bộ giáo viên

Kế hoạch thu hút, đào tạo bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giáo viên phải được xây dựng đúng theo chiến lược phát triển của nhà trường, cần tranh thủ nguồn lực tạo điều kiện tốt cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn ở các cơ sở đào tạo danh tiến trong cũng như ngoài nước, có kế hoạch thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi tại các cơ sở sản xuất tham gia giảng dạy.

+ Giáo viên tại các trường chính quy của địa phương nói chung cần được chuẩn hoá theo các quy định hiện hành nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo. Kế hoạch chuẩn hoá phải được thực hiện đồng bộ cả khâu tuyển chọn và bồi dưỡng nâng cấp và phải trên cơ sở đúng chuyên môn nghề nghiệp.

+ Trong dạy nghề ngắn hạn giáo viên cần thiết phải là các chuyên gia trong lĩnh vực nghề đào tạo và phải có kiến thức chuyên môn về sư phạm trong truyền đạt. Trong ngắn hạn cần có kế hoạch hợp tác, liên kết trong đào tạo để thu hút đội ngũ này tham gia truyền đạt kinh nghiệm, trong dài hạn cần có kế hoạch bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ giáo viên hiện có để có thể trở thành lực lượng chuyên gia hùng hậu tham gia phát triển dạy nghề ngắn hạn hiệu quả tin cậy.

+ Đối với khu vực vùng biển hiện nay của Bạc Liêu việc hợp tác, liên kết để thu hút các chuyên gia về tham gia trong lĩnh vực dạy nghề và truyền nghề là hết sức cần thiết và quan trọng, do đặc điểm tư duy nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực còn lạc hậu , đời sống người dân hiện nay gặp nhiều khó khăn.

Hình thức tổ chức dạy nghề nên có sự linh hoạt riêng cho từng đối tượng đào tạo, có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo, tại cơ sở sản xuất, tại địa bàn dân cư hoặc tại nhà với nhiều hình thức khác nhau như dạy nghề qua truyền hình, dạy nghề qua tờ rơi, dạy nghề tài liệu, dạy nghề qua sản xuất, . . .

(8) Chương trình đào tạo

+ Đối với đào tạo chính quy chương trình đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, riêng phần mềm cần có sự linh hoạt điều tiết bố trí nghề học liên quan cần thiết trên cơ sở điều kiện đào tạo của nhà trường và điều kiện làm việc của các cơ sở sản xuất tại địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp cận thực tế công việc nhanh hơn tại cơ sở sản xuất của địa phương.

+ Đối với đào tạo ngắn hạn, dạy nghề cho lao động nông thôn chương trình đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở phân tích từng nghề riêng biệt đảm bảo cả về mặt kiến thức và kỹ năng kỹ xảo cho người học.

(9) Kinh phí và thời gian

Kinh phí và thời gian đào tạo phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung chương trình đào tạo. Thời gian đào tạo đối với đào tạo nghề ngắn hạn, dạy nghề cho lao động nông thôn phải thật sự chú ý dành đủ thời gian cho người học rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tương đối thành thạo nhằm dễ dàng trong việc tiếp cận môi trường sản xuất mới, tạo hưng phấn và bản lĩnh trong sản xuất kinh doanh.

(10) Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học cần được áp dụng đúng cho các loại hình đào tạo, theo từng đối tượng đào tạo. Chú trọng đưa các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học, giúp người học tiếp cận nhanh khoa học công nghệ hiện đại, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kết hợp với phương pháp giảng dạy truyền thống. Vận dụng hiệu quả cơ sở lý thuyết về hướng dẫn thực hành trong thực tập cơ bản cũng như nâng cao cho học viên .

Trang thiết bị dạy học phải được đầu tư bài bản, đồng bộ, hiệu suất sử dụng cao, đầu tư phải có trọng tâm trọng điểm theo chiến lược phát triển nhà trường cho từng giai đoạn, cần sự tham khảo các trường uy tín và sự tư vấn của những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy với chuyên môn kỹ thuật cao.

Giải pháp 2: Nâng cao năng lực trung tâm dạy nghề

(1) Xây dựng liên kết đào tạo

Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với trường dạy nghề tại địa phương, phối hợp hành động sao cho đảm bảo về chuyên môn trong quá trình mở lớp đào tạo. (2) Thu hút chuyên gia

Cần tạo dựng được nguồn thu cho đơn vị nhằm thu hút đội ngũ giáo viên và các chuyên gia có uy tín tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ được địa phương giao.

(3) Chiến lược phát triển đơn vị

Cần có một chiến lược phát triển cụ thể về tất cả các điều kiện để trung tâm dạy nghề trở thành trường nghề trong tương lai.

Giải pháp 3: Nâng cao ý thức đối với người học nghề * Động cơ học tập rõ ràng

(1) Nâng cao nhận thức

Trong công tác tuyên truyền cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp và chính quyền địa phương vận động người dân tiến thân lập nghiệp, nhận thức rõ hơn nhiệm vụ học nghề để có cơ hội cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế xã hội của làng quê.

(2) Nâng cao tính tự giác

Trong giáo dục cần chú trọng nêu cao tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm của người dân đối với quê hương đất tổ. Đối với thế hệ trẻ cần rèn luyện tính tự giác trong thực hiện hoài bảo và ước mơ với ý thức trách nhiệm cao trong cuộc sống gia đình và xã hội nhất là nơi mình sinh ra và lớn lên.

Trong tư vấn học nghề cần có những định hướng chuẩn xác giúp người dân tự giác quyết định lựa chọn nghề học phù hợp, để có cơ hội việc làm ổn định trong tương lai , giúp bản thân và gia đình nâng cao cuộc sống, góp phần đắc lực trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ngày nay.

* Thái độ học tập chuẩn mực

(1) Thái độ tự giác trong học tập và rèn luyện

Cơ sở đào tạo phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để người học tự giác tích cực trong học tập, chủ động trong rèn luyện tay nghề dưới sự hướng dẫn của giáo viên, chuyên gia, cố gắng tìm hiểu thêm về nghề nghiệp, mội trường làm việc, . . . ở sách, báo, tài liệu chuyên ngành và các đồng nghiệp. . .

(2) Thái độ tự giác trong khắc phục khó khăn

Cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương cần tranh thủ khai thác tốt các chính sách hỗ trợ giúp người học tự giác khắc phục khó khăn, thu xếp công việc tập trung hoàn thành mục tiêu điêu đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)