KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 101 - 103)

- Lựa chọn nghề đào tạo sao cho thích ứng với nhu cầu về việc làm tại chỗ của người dân, hình thức đào tạo phải được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với điều

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1 Nghiên cứu về lịch sử vấn đề

Đã nghiên cứu tài liệu của các tác giả ở trong và ngoài nước đề cập tới dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Các tác giả đều khẳng định tầm quan trọng của dạy nghề, từ đó thấy rằng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc dạy nghề cho lao động nông thôn. Dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu là một hoạt động quan trọng của các cơ sở đào tạo nghề địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

1.2 Xây dựng cơ sở khoa học của biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu

- Khái niệm và quan điểm có liên quan đến đề tài

+ Chất lượng, chất lượng dạy nghề và nâng cao chất lượng dạy nghề. + Hiệu quả, hiệu quả dạy nghề, nâng cao hiệu quả dạy nghề.

+ Nghề , dạy nghề.

+ Việc làm và tự tạo việc làm.

- Khái niệm và quan điểm làm nền tảng cho nghiên cứu

+ Đánh giá, đánh giá về chất lượng và hiệu quả dạy nghề + Mô hình đánh giá và kỹ thuật đánh giá

+ Các loại kết quả và tiêu chí của kết quả đánh giá.

- Xu thế phát triển giáo dục nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Xu thế phát triển giáo dục nghề nghiệp của thế giới.

1.3 Khảo sát thực trạng và rút ra kết luận

a. Trên cơ sở số liệu báo cáo thực trạng công tác dạy nghề, kết quả dạy nghề của địa phương sau ba năm 2010 - 2012 và số liệu điều tra khảo sát trực tiếp từ cán bộ giáo viên, học viên học nghề tại các địa bàn thành phố Bạc Liêu, huyện Đông

Hải và huyện Hoà Bình ( những địa bàn thuộc vùng biển tỉnh Bạc Liêu ). Đánh giá chung về chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn là chưa cao và còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết.

b. Những nhân tố tích cực trong dạy nghề: * Nhân tố khách quan

Quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước, nhận thức của xã hội đánh giá cao vai trò dạy nghề cho lao động nông thôn, sự quyết tâm của người dân trong thực hiện chiến lược xây dựng nông thôn mới.

* Nhân tố chủ quan

Sự quyết tâm và nỗ lực cao của đội ngũ cán bộ giáo viên các cơ sở dạy nghề của địa phương, tranh thủ thời cơ tạo ra cơ hội việc làm ổn định cho người dân. c. Những vấn đề cần phải xem xét và tìm biện pháp khắc phục:

* Nhân tố khách quan

- Yếu tố về tư nhiên và lịch sử trong khâu học nghề và truyền nghề, người dân lâu nay có thói quen ít đến các cơ sở dạy nghề để học nghề mà chỉ thích học nghề tại gia đình theo dạng truyền nghề.

- Quy mô phát triển đào tạo đại học cao đẳng nhanh thu hút nguồn lực lớn ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô đào tạo nghề.

- Khó khăn trong việc huy động đội ngũ giáo viên, đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm thật sự để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Bạc Liêu.

*Nhân tố chủ quan

- Năng lực chuyên môn của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Cơ sở đào tạo chưa có chiến lược phát triển rõ ràng để tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt.

- Còn trông chờ vào bao cấp của nhà nước trong đào tạo, chưa có sự quan tâm đúng mức trong tuyển chọn đầu vào và bảo đảm đầu ra một cách ổn định và vững chắc.

1.4 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích những mặt làm được, mặt hạn chế, tìm nguyên nhân đề xuất 7 giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy chế, tìm nguyên nhân đề xuất 7 giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu

* Nhóm giải pháp nâng cao chất lương đào tạo có 3 giải pháp: (1) Cơ sở dạy nghề:

- Trường dạy nghề một giải pháp với 11 nội dung. - Trung tân dạy nghề một giải pháp với ba nội dung. (2) Người học nghề một giải pháp:

- Động cơ học tập rõ ràng có 3 nội dung. - Thái độ học tập chuẩn mực có 2 nội dung.

* Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo có 4 giải pháp:

(1) Nâng cao tỷ lệ về số lượng đào tạo so với chỉ tiêu có 3 nội dung

(2)Nâng cao hiệu quả về việc làm, tỷ lệ học viên tốt nghiệp và học viên có việc làm ổn định sau tốt nghiệp có 3 nội dung

(3) Nâng cao hiệu suất trong sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy nghề có 2 nội dung

(4) Phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ giáo viên trong công tác quản lý và giảng day theo yêu cầu nhiệm vụ hoàn thành tốt mục tiêu đề ra có 3 nội dung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)