Kết luận chương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 35 - 36)

- Tăng cường đối tác đào tạo (Training partnership) và đào tạo bên ngoài (Outsourcing training)

Kết luận chương

Trong chương này người nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài bao gồm:

1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu, đã khái quát được các nghiên cứu của các tác giả trong cũng như ngoài nước về lịch sử dạy nghề, truyền nghề thường gắn liền với lịch sử truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Phát triển nghề và nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đối với Việt Nam cũng có công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp riêng cho địa phương đơn vị. Riêng đối với tỉnh Bạc Liêu hiện chưa có công trình nghiên cứu, thực nghiệm nào nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân.

2. Để hiểu rõ và đánh giá đúng thực trang của dạy nghề cần hiểu rõ về nội dung, cấu trúc, đặc điểm, yêu cầu của hoạt động dạy nghề nói chung và dạy nghề ngắn hạn nói riêng. Chính vì vậy, trong phần này người nghiên cứu đã trình bày một cách khái quát một số khái niệm về chất lượng và hiệu quả dạy nghề, xu thế và phương đào tạo làm nền tảng cho nghiên cứu.

3. Bên cạnh đó, cần thiết phải tiếp cận những quan điểm khoa học về lý thuyết đối với các khái niệm, mô hình và kỹ thuật nhằm đánh giá chính xác chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy nghề trên cơ sở khoa học sáng tạo. Qua phần trình bày trên người nghiên cứu đã phân tích được các ưu nhược điểm của các mô hình đánh giá và các kỹ thuật trong đánh giá một cách cụ thể . Các kỹ thuật đánh giá người nghiên cứu thực hiện trong luận văn này là điều tra bằng câu hỏi ( questionarie ) và phỏng vấn ( Interview ).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)