Các yếu tố về hiệu quả * Quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 77)

- Tăng cường đối tác đào tạo (Training partnership) và đào tạo bên ngoài (Outsourcing training)

b. Các yếu tố về hiệu quả * Quá trình đào tạo

* Quá trình đào tạo

Số lượng đào tạo được thể hiện qua đầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo với chi phí cho đào tạo ổn định. Đối với đào tạo chính quy hằng năm của các cơ sở dạy nghề cũng có chiều hướng tiến bộ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hằng năm có chiều hướng tăng. Đối với đào tạo ngắn hạn, dạy nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ hoàn thành khoá học tốt nghiệp cấp chứng chỉ thường đạt tỷ lệ rất cao.

Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề hằng năm tăng đáng đáp ứng được phần nào kỳ vọng của người dân nông thôn nói chung và người dân vùng biển Bạc Liêu nói riêng.

* Việc làm sau đào tạo

- Đối với đào tạo chính quy đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm rất cao.

- Đối với dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề cho lao động nông thôn được người học đánh giá không cao. Tuy nhiên cũng có số lượng không nhỏ đã tạo ra được việc làm và tìm được việc làm ổn định, nâng cao được đời sống cho bản thân và gia đình.

2.6.2 Những mặt hạn chế a. Các yếu tố về chất lượng a. Các yếu tố về chất lượng * Đối với các cơ sở dạy nghề

Năng lực thực sự của các cơ sở dạy nghề nhất là hai trung tâm dạy nghề của hai huyện Đông Hải và Hoà Bình còn nhiều vấn đề cần xem xét nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo thể hiện qua các mặt sau:

- Ngành nghề đào tạo

Kết quả khảo sát cho thấy học viên gặp khó khăn trong chọn nghề học và duy trì phát triển nghề bền vững (100% học viên khẳng định đúng và rất đúng).

+ Đối với đào tạo chính quy

Nhiều ngành nhiều nghề chưa phù hợp với nhu cầu đời sống của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thể hiện qua công tác tuyển sinh trong những năm gần đây của các trường dạy nghề tại địa phương thường không đạt chỉ tiêu, thậm chí có nhiều ngành nhiều nghề không có học sinh và cả trường trong năm học không tuyển được học sinh. . .

+ Đối với đào tạo ngắn hạn, dạy nghề cho lao động nông thôn

Danh mục nghề đươc xây dựng và bổ sung hằng năng nhưng cũng chỉ tập trung cho những nghề tương đối đơn giản ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chưa chú ý những lĩnh vực phục vụ cho các cơ sở sản xuất, dịch vụ . . . trong công nghiệp cũng như du lịch.

- Chương trình đào tạo

Kết quả khảo sát cho thấy học viên gặp khó khăn trong rèn luyện tay nghề và nâng cao tay nghề (84.7% khẳng định đúng)

+ Đối với đào tạo chính quy

Được thực hiện theo quy chuẩn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhưng tài liệu giáo trình phục vụ cho giảng dạy đối với nhiều môn học còn lạc hậu. Thêm nữa là kinh phí phục vụ cho dạy nghề chưa tương xứng được với chương trình đề ra làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo.

+ Đối với đào tạo ngắn hạn dạy nghề cho lao động nông thôn

Chương trình do các cơ sở tự biên soạn theo từng đặc thù riêng của mỗi nghề, chưa có sự thống nhất cao trước khi ban hành. Chưa có sự tương xứng về thời gian và hàm lượng về chuyên môn khi triển khai kế hoạch thực hiện.

- Đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát cho thấy có 49.83% học viên khẳng định gần đúng và đúng là chưa được giáo viên hướng dẫn đúng mực.

+ Trường dạy nghề

Thiếu về số lượng, về chuyên môn theo các lĩnh vực ngành nghề chưa đảm bảo theo chuẩn quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, giáo viên dạy nghề thường được đào tạo theo ngành, thiếu kỹ năng nghề chuyên biệt nên thường gặp khó khăn trong đào tạo theo mođun, và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

+ Trung tâm dạy nghề

Biên chế giáo viên cơ hữu tại mỗi trung tâm quá ít, trình độ về chuyên môn phần lớn cũng không đạt chuẩn, thiếu các chuyên gia trên các lĩnh vực nghề chuyên sâu, những nghề gần gủi với đời sống người dân.

- Hình thức tổ chức

+ Đối với đào tạo chính quy

Còn máy móc chưa có sự linh hoạt trong chiêu sinh đào tạo cũng như tạo việc làm sau đào tạo, liên kết đào tạo cũng chưa tạo ra được điều kiện học tập và phát huy nghề nghiệp sau học tập một cách thuận lợi hơn cho người học. Rất bị động trong tuyển sinh cũng như tìm việc làm cho học viên.

+ Đối với đào tạo ngắn hạn, dạy nghề cho lao động nông thôn

Có thuận lợi hơn cho người dân nhưng vẫn còn máy móc gập khuôn trong hình thức mở lớp làm ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại của người dân, chưa mạnh dạn áp dụng những hình thức dạy học tiên tiến trong dạy nghề truyền nghề.

- Các điều kiện phục vụ đào tạo

+ Kinh phí đào tạo chưa đủ để các trường dạy nghề đảm bảo nội dung chương trình đào tạo theo quy định hiện hành.

+ Đối với các trường dạy nghề

Trong thời gian gần đây được quan tâm đầu tư lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa được cải thiện

nhiều do hiệu suất sử dụng trang thiết bị chưa cao, đầu tư không đồng bộ thiếu chiều sâu.

+ Đối với trung tâm dạy nghề

Tương tư như vậy đối với hai trung tâm dạy nghề của hai huyện Đông Hải và Hoà Bình với nhiều trang thiết bị hiện tại vẫn không sử dụng.

* Đối với người học nghề

- Lựa chọn nghề

Chưa có điều kiện học tập một số nghề theo mong muốn để duy trì và phát triển nghề truyền thống của gia đình và địa phương, chưa chọn được nghề phù hợp để tìm việc làm và tự tạo việc làm. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ nắm bắt kỹ năng của học viên về phát hiện nghề học phù hợp rất thấp (69% khẳng định mức độ không tốt và trung bình)

- Trình độ, lứa tuổi

Ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài giảng và cách thức tổ chức giảng dạy, kết quả khảo sát có 38% khẳng định việc tiếp thu bài giảng không tốt.

- Thời gian học và thực tập

Phần lớn người học cho rằng thời gian tập trung ảnh hưởng lớn tới công việc gia đình ( 97.5% khẳng định đúng và rất đúng ) nhưng thời gian thực tập ít nên không có điều kiện rèn luyện tay nghề (100% khẳng định gần đúng và đúng ), nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra ( 84% khẳng định từ gần đúng đến rất đúng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được ).

b. Các yếu tố về hiệu quả* Quá trình đào tạo * Quá trình đào tạo

- Đối với đào tạo chính quy

Rất lãng phí trong đào tạo do số lượng đào tạo trong mỗi lớp học, ca học không đảm bảo chỉ tiêu theo quy định.

- Đối với đào tạo ngắn hạn dạy nghề cho lao động nông thôn

Do chi phí cho đào tạo quá thấp, lớp học lại phải tổ chức xa cơ sở dẫn đến yêu cầu cho chất lượng thấp, tác động lớn đến hiệu quả về việc làm sau này.

* Việc làm sau đào tạo

+ Đối với đào tạo chính quy

Mặc dầu có thể đảm bảo được các tiêu chí về hiệu quả đề ra nhưng khó có thể đáp ứng được nguyện vọng của người dân, nhất là người dân vùng biển Bạc Liêu muốn phát triển nghề truyền thống của gia đình hoặc ổn định cuộc sống an cư lạc nghiệp tại địa phương.

+ Đối với đào tạo ngắn hạn dạy nghề cho lao động nông thôn

Qua khảo sát cho thấy hiệu quả về việc làm sau khi học nghề theo báo cáo và thực tế còn nhiều sự khác biệt, mức thu nhập và đời sống của người dân vùng này vẫn còn nhiều khó khăn nhất định, xu hướng bỏ làng, bỏ nghề tìm nơi lập thân lập nghiệp chưa có chiều hướng giảm, ngành nghề truyền thống của địa phương đang bị mai một, các cơ sở sản xuất trong vùng không khai thác được nguồn lực tại chỗ nhằm phục vụ sản xuất. Kết quả khảo sát cho biết có 85.83% học viên khẳng định không tìm được việc làm sau học nghề, kết quả theo số liệu báo cáo 71% học viên tìm được việc làm sau học nghề.

Tóm lại

Nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân và xã hội, chất lượng và hiệu quả trong đào tạo còn có khoảng cách lớn so với yêu cầu của thị trường.

2.6.3 Nguyên nhân a. Nhân tố tích cực a. Nhân tố tích cực

Nhân tố khách quan

Quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước, nhận thức của xã hội đánh giá cao vai trò dạy nghề cho lao động nông thôn, sự quyết tâm của người dân trong thực hiện chiến lược xây dựng nông thôn mới.

Nhân tố chủ quan

Sự quyết tâm và nỗ lực cao của đội ngũ cán bộ giáo viên các cơ sở dạy nghề của địa phương, tranh thủ thời cơ tạo ra cơ hội việc làm ổn định cho người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 77)