* Các loại kết quả đánh giá
Theo Kirkpatrick, kết quả đánh giá đào tạo chia làm bốn mức độ:
Mức 1: Phản ứng (reaction ) của học viên biểu lộ qua ghi nhận mức độ hài lòng ( nhiều hoặc ít ) trong quá trình đào tạo.
Mức 2: Học tập ( Learning ) của học viên được giáo viên đánh giá trong quá trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ ( đánh giá hình thành và đánh giá tổng kết ).
Mức 3: Thực hiện ( Performance ) của học viên trong công việc sau khi hoàn tất khoá đào tạo, mức độ áp dụng kết quả học tập vào công việc ( chuyển giao đào tạo ).
Mức 4: Kết quả của cơ quan (Organizational results ) qua lợi nhuận cho công ty
* Các tiêu chí của kết quả đánh giá (1) Tính thích đáng (Relevance )
Tiêu chí thích đáng thể hiện ở kết quả học tập liên hệ với khả năng học tập có trong chương trình đào tạo. Sự thích đáng khi kết quả đào tạo phù hợp với mục tiêu học tập.
(2) Tính tin cậy ( Reliability )
Tính tin cậy thể hiện qua mức độ ổn định của kết quả đo lường. Tính tin cậy phụ thuộc vào công cụ kiểm tra dẫn đến tính khách quan của người đánh giá kết quả.
(3) Độ phân cách ( Discrimination )
Công cụ kiểm tra có độ phân cách cao khi kết quả đo lường phân biệt rõ người có trình độ caoso với người có trình độ thấp. Kết quả kiểm tra mà đa số người học có kết quả như nhau thì độ phân cách thấp. Độ phân cách càng cao chứng tỏ trình độ của những người học cách biệt giỏi kém.
(4) Tình thực tiễn ( Practicality )
Tính thực tiễn thển hiện qua việc sử dụng công cụ đánh giá được thuận tiện, dễ dàng và đem lại kết quả chính xác. Cụ thể, đối với kiến thức, sử dụng trắc nghiệm khách quan. Đánh giá kỹ năng tay nghề dùng bài thực hành, đồ án sản phẩm. Đối với thái độ, hành vi qua quan sát, theo dõi.