Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 103)

- Lựa chọn nghề đào tạo sao cho thích ứng với nhu cầu về việc làm tại chỗ của người dân, hình thức đào tạo phải được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với điều

2. Khuyến nghị

2.1 Khuyến nghị đối với Đảng, Nhà nước cấp Trung ương

- Cần điều chỉnh, bổ sung chính sách, chế độ đối với người học nghề. Tôn vinh những người lao động giỏi có nhiều cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.

- Cần tiếp tục ban hành các văn bản mới hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề như : Hướng dẫn dạy nghề thường xuyên, quy định về tiền lương cho giáo viên dạy nghề và cho người tốt nghiệp các trình độ dạy nghề, . . .

- Cần rà soát các văn bản đã được ban hành kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp yêu cầu thực tế.

- Cần có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm phục vụ dân sinh và khai thác tốt hiệu quả tiềm năng du lịch theo đặc trưng từng vùng miền, để sản phẩm làng quê góp phần tạo lợi thế trong cạnh tranh về du lịch.

2.2 Khuyến nghị đối với cơ quan chức năng địa phương cấp tỉnh

- Cần nhanh chóng cụ thể hoá cơ chế chính sách về dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng.

- Cần có chính sách để thu hút giáo viên dạy nghề tại địa phương, cơ chế liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và Làng nghề với các cơ sở dạy nghề.

- Việc triển khai thực hiện đề án về dạy nghề cho lao động nông thôn cần có mô hình điểm lấy chất lượng và hiệu quả làm thước đo sau đó nhân rộng mô hình trong phạm vi toàn tỉnh.

- Cần có chính sách về vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ hàng hoá hỗ trợ sản xuất cho các vùng nông thôn nhất là các vùng còn khó khăn.

2.3 Khuyến nghị đối với cơ sở đào tạo

- Cần có một chiến lược tuyển sinh hiệu quả, bền vững trong dạy nghề, chủ động trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa bàn, cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cũng như ngoài nước, định hướng cho đầu ra của sản phẩm cũng như nguồn nhân lực được cơ sở đào tạo.

- Cần có một chiến lược đào tạo sao cho thích ứng được điều kiện phát triển kinh tế của xã hội, trong quá trình đào tạo cần dành đủ thời gian và các điều kiện cần thiết khác để người học có được tay nghề, sản phẩm làm ra đáp ứng được thị trường để không ảnh hưởng tới thu nhập và việc làm.

2.4 Khuyến nghị đối với địa phương cấp cơ sở

- Cần có kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống của người dân. Tìm hiểu những lĩnh vực mới, nghề mới mang về địa phương góp phần phát triển kinh tế xã hội.

- Khảo sát đánh giá đúng nhu cầu nghề cần học của người dân, phân loại đối tượng phù hợp, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh

doanh để thực hiện tốt các khâu trong quá trình dạy nghề và tìm việc làm ổn định cho người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)