- Tăng cường đối tác đào tạo (Training partnership) và đào tạo bên ngoài (Outsourcing training)
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG BIỂN BẠC LIÊU
2.2.2 Hoạt động dạy nghề phục vụ người dân vùng biển Bạc Liêu *N ghề đào tạo
*Nghề đào tạo
Nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề đa dạng phong phú. Ngoài những nghề đào tạo truyền thống, các đơn vị còn tập trung đầu tư để dạy những nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mới như: sửa chữa máy tính, điện thoại di động, thiết kế đồ hoạ, lái máy công trình, xây dựng dân dụng, cầu đường, . . . và những nghề dịch vụ như tiếp thị, bán hàng, cắt uốn tóc . . . nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và thị trường lao động trên địa bàn tỉnh và khu vực, thông qua đó giúp người lao động có điều kiện tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo.
- Dài hạn: Hệ cao đẳng:
+ Nghề điện công nghiệp. + Nghề cắt gọt kim loại. + Nghề công nghệ ôtô. Hệ trung cấp nghề:
+ Nghề điện công nghiệp. + Nghề cắt gọt kim loại. + Nghề công nghệ ôtô.
+ Nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính. + Nghề điện tử dân dụng.
+ Nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí + Nghề hàn.
+ Nghề thiết kế đồ hoạ. - Ngắn hạn:
+ Nghề lắp đặt điện chiếu sáng. + Nghề sửa chữa điện gia dụng. + Nghề sửa chữa điện lạnh gia dụng. + Nghề sửa chữa điện thoại.
+ Nghề tiện. + Nghề gò, hàn. + Nghề rèn
+ Nghề sửa chữa xe gắn máy. + Nghề sửa chữa máy tàu sông. + Nghề vận hành xe máy công trình. + Nghề lái xe.
- Nghề nông thôn:
Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn năm 2012 gồm 69 nghề chia làm ba nhóm: nhóm nghề nông nghiệp (29 nghề); nhóm nghề phi nông nghiệp (25 nghề); nhóm nghề dịch vụ (5 nghề ) [ xem phụ lục 4, 5] . Năm 2013 danh mục nghề nông nghiệp được phê duyệt gồm 110 nghề chia làm 15 nhóm [ xem phụ lục 6 ].
Dạy nghề phục vụ cho người dân vùng biển Bạc Liêu hiện đang triển khai tại hai trung tâm dạy nghề Huyện Đông Hải và huyện Hoà Bình tập trung chủ yếu một số nghề nông thôn theo danh mục đã được phê duyệt chung cho Bạc Liêu.
* Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo chung cho toàn tỉnh: - Dài hạn: Lưu lượng 1.000 học sinh - Ngắn hạn: 5.000 học sinh/năm - Nghề nông thôn: 5.000 học viên/năm
Quy mô đào tạo riêng cho người dân vùng biển Bạc Liêu: - Dài hạn: Lưu lượng 300 học sinh
- Ngắn hạn: 1.000 học sinh/năm - Nghề nông thôn: 1.000 học viên/năm
Bảng 2.4 Quy mô tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2007-2011
TT Quy mô tuyển sinh Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 5.818 6.169 4.754 6.489 7.896
1
Cao đẳng nghề 60
Trong đó: ngoài công lập
2
Trung cấp nghề 124 140 102 106 103
Trong đó: ngoài công lập
3
Sơ cấp nghề 5.022 5.169 3745 5.136 4.729 Trong đó: ngoài công lập
4 Dạy nghề dưới 3 tháng 672 860 907 1.247 3.004
(nguồn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu)
Bảng 2.5 Học sinh học nghề chính quy tại Bạc Liêu
Cơ sở dạy nghề Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 Tuyển mới Tốt nghiệp Tuyển mới Tốt nghiệp Tuyển mới Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu 188 102 162 106 79 103 Trường Trung cấp Nghề Bạc Liêu 0 0 0 0 0 0
* Chương trình đào tạo
- Dài hạn: Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tự tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành theo đúng chức năng và thẩm quyền.
- Ngắn hạn: Trên cơ sở tiêu chí của bậc thợ công nhân và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
- Nghề nông thôn: Trên cơ sở thực tế công tác dạy nghề và truyền nghề cho người nông dân đã xây dựng được những chương trình đào tạo phù hợp theo yêu cầu từng nghề.
* Đội ngũ giáo viên
Bảng 2.6 Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
TT Đối tượng Tsố
Chia theo trình độ chuyênmôn Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Nghệ nhân Khác SL SL SL SL SL SL I Cơ sở dạy nghề 1 Trường CĐN 76 1 10 35 10 20 2 Trường TCN 20 19 1
3 Trung tâm dạy nghề 16 8 4 4
II Cơ sở khác có DN 7 5 2
Tổng cộng 119 1 10 67 15 26
(nguồn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu)
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề
Hệ thống cơ sở dạy nghề Bạc Liêu nói chung, các trung tâm dạy nghề thuộc vùng ven biển nói riêng hiện đang được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị bổ sung hằng năm theo chương trình mục tiêu quốc gia, các cơ sở dạy nghề đang từng bước hiện đại hoá về mặt trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của người dạy và học tập lao động sản xuất của người học ngày càng thuận tiện hơn.