hoá, hiện đại hoá
Trong những năm gần đây, hệ thống dạy nghề trong cả nước đã được phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển con người.
Yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một yếu tố khách quan đối với nước ta nói chung và từng địa phương nói riêng nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động
hợp lý, nghĩa là phải có một tỷ lệ phù hợp giữa các thành tố của nguồn lực lao động. Phải chú ý đến công nhân lao động lành nghề, nâng cao năng lực thực hành và tăng hàm lượng chất xám sao cho đội ngũ công nhân lành nghề và các kỹ nghệ gia, kỹ thuật gia phải chiếm tỷ lệ trọng yếu. Đây là một tiêu chí đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của cả nước, toàn xã hội, toàn ngành trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Thực tế nhiều năm qua chúng ta chú ý đến phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp, dẫn đến giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đào tạo công nhân mất cân đối. Quy mô đào tạo nghề hiện nay dẫn nhỏ bé manh mún, thiết bị đào tạo lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chính những vấn đề trên đòi hỏi không ngừng đẩy mạnh công tác dạy nghề, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo.
Hơn nữa nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tài nguyên khoáng sản không nhiều . . . Do đó, để có thể tiếp cận được với nền khoa học - kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp với sự phát triển của các nước, Đảng ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vấn đề cấp bách hiện nay là khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt cho số công nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về quy mô với chất lượng cao. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng trong dạy nghề, bởi những năm qua cùng với sự suy giảm về số lượng, chất lượng dạy nghề cũng có những giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân của sự suy giảm đó là:
- Trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề thiếu thốn, lạc hậu;
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề chuyên nghiệp bị phân tán, giảm về số lượng. Trình độ không được nâng cao phù hợp sự phát triển của khoa học - công nghệ. Trình độ sư phạm và quản lý nhiều năm qua ít được chú ý, bổ sung, bồi dưỡng, đào tạo lại;
- Chương trình nội dung đào tạo, hệ thống giáo trình vẫn trong tình trạng lạc hậu, thiếu thống nhất, không theo một chuẩn mực nào, vì vậy không theo kịp sự tiến bộ của khoa học - công nghệ mới.
Tóm lại: Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề là một đòi hỏi khách quan, cấp bách nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.5 Xu thế phát triển giáo dục nghề nghiệp của thế giới ( Tài liệu bài giảng Đào tạo và phát triển của Châu Kim Lang, trang 29, 30, 31 )