Kết quả dạy nghề sau 3 năm từ 2010 –

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 48 - 51)

- Tăng cường đối tác đào tạo (Training partnership) và đào tạo bên ngoài (Outsourcing training)

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG BIỂN BẠC LIÊU

2.2.4 Kết quả dạy nghề sau 3 năm từ 2010 –

( Nguồn số liệu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bạc Liêu)

* Công tác chỉ đạo điều hành

- Ban chỉ đạo cấp tỉnh: 1 - Bạn chỉ đạo cấp huyện, thành phố: 7 - Ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn: 61

* Kết quả thực hiện các hoạt động

(1) Hoạt động tuyên truyền: Có sự phối hợp của nhiều ngành chức năng nhưng hiệu quả chưa cao.

(2) Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu: Được thực hiện thông qua Hội, Đoàn thể cấp xã, UBND xã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề.

(3)Thí điểm mô hình dạy nghề: Nghề kỹ thuật nhân giống lúa và nghề nuôi cá bóng tượng.

(4) Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:

- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề: Mỗi huyện, thành phố có ít nhất một trung tâm dạy nghề công lập.

- Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị: Có 7/8 cơ sở dạy nghề công lập đang được tập trung đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.

(5) Hoạt động phát triển chương trình: Các chương trình hiện hành bao gồm:

- Năm chương trình cao đẳng nghề. - Bảy chương trình trung cấp nghề. - Mười lăm chương trình sơ cấp nghề.

(6) Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: Thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành cho giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề và việc làm tại cơ sở.

(7) Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: Kinh phí sử dụng cho hoạt động hỗ trợ trong ba năm là 14.803.000.000 đồng

(8) Hoạt động kiểm tra, giám sát:

- Kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo cấp tỉnh. - Kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo cấp huyện. - Kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo cấp xã.

(9) Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2012 là 29.000 lao động, kết quả qua ba năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho khoảng 64.576 người, trong đó dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng 26.399 học viên (dạy nghề cho lao động nông thôn 19.182 người).

Việc làm, tạo việc làm: Theo nguồn số liệu Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu.

Tỷ lệ lao động việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp -xây dựng - dịch vụ giai đoạn 2010-2012:

+ Nông, lâm. Ngư nghiệp: 58% + Công nghiệp xây dựng: 20% + Thương mại-dịch vụ: 22%

Số lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm là 13.619 người đạt tỷ lệ khoảng 71%

Số lao động nông thôn sau khi học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng 395 người.

Số lao động nông thôn sau khi học nghề tự tạo được việc làm 13.075 người. Số lao động nông thôn sau khi học nghề thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp 149 người.

Số lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, sau khi học nghề có việc làm thoát nghèo giai đoạn 2010-2012 là 667 người.

Số lao động nông thôn sau khi học nghề, có việc làm đã trở thành hộ có thu nhập khá trở lên giai đoạn 2010-2012 là 164 người.

Lao động và chất lượng lao động: Được đánh giá thông qua hiệu quả lao động và việc làm tại vùng nông thôn.

(10) Kết quả sau 3 năm dạy nghề hệ ngắn hạn và lao động nông thôn của hai huyện vùng biển Bạc Liêu:

+ Huyện Đông Hải: 3.009 người (có việc làm 2.106 người), tỷ lệ 70% + Huyện Hoà Bình: 2.402 người (có việc làm 1.729 người), tỷ lệ 72%

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)