Các yếu tố về chất lượng * Đối với các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 75 - 77)

- Tăng cường đối tác đào tạo (Training partnership) và đào tạo bên ngoài (Outsourcing training)

a. Các yếu tố về chất lượng * Đối với các cơ sở dạy nghề

* Đối với các cơ sở dạy nghề

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phục vụ đào tạo nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu đáp ứng được nhu cầu học nghề của người dân trong vùng. Năm 2009 tại

thành phố Bạc Liêu thành lập thêm Trường công lập trung cấp nghề, hai huyện Đông Hải và Hoà Bình có hai trung tâm dạy nghề của huyện.

- Ngành nghề đào tạo

Đối với hệ đào tạo chính quy tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề được củng cố điều chỉnh và thành lập theo danh mục nghề của Tổng cục Dạy nghề. Đối với đào tạo ngắn hạn, dạy nghề cho lao động nông thôn, dạnh mục nghề hàng năm đã được ban hành theo quyết định của địa phương.

- Chương trình đào tạo

Trên cơ sở ngành nghề được cho phép đào tạo, chương trình đào tạo được xây xựng kịp thời từ nhiều nguồn lực khác nhau và phần nào giải quyết được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Đội ngũ giáo viên

Đối với các trường chuyên nghiệp và dạy nghề của địa phương cũng được quan tâm thông qua việc mở các lớp bồi dưỡng, tạo điều kiện để giáo viên chuyên ngành nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, địa phương cũng có các chính sách cụ thể thu hút cán bộ giào viên về địa phương công tác, việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề được triển khai từng bước tại các cơ sở dạy nghề. - Hình thức tổ chức

Đối với đào tạo chính quy được đa dạng hoá dưới các hình thức liên thông liên kết phối hợp với nhiều trường trong khu vực, kế hoạch tổ chức khoá học chính quy được thực hiện thống nhất hằng năm theo quy chế chung của Tổng cục Dạy nghề. Đối với đào tạo ngắn hạn dạy nghề cho lao động nông thôn được thường xuyên tổ chức theo nhu cầu tại địa bàn dân cư đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

- Các điều kiện phục vụ đào tạo

Được đặc biệt quan tâm đầu tư trong những năm gần đây, thường xuyên được tổ chức kiểm định theo quy chế chung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Nhận thức của xã hội và người học nghề trong những năm gần đây đối với vai trò công tác dạy nghề cho người dân vùng này có nhiều chuyển biến tích cực, qua khảo sát cho thấy cả người học nghề và người làm công tác dạy nghề đánh giá cao vai trò tầm quan trọng của dạy nghề đối với người dân vùng biển Bạc Liêu. - Về mức độ nắm bắt kỹ năng và hứng thú của học viên tham gia học nghề có tiến bộ rõ rệt thông qua kết quả khảo sát ta thấy tỷ lệ học sinh ham thích học nghề ở mức trung bình trên 50% , việc nắm bắt kỹ năng nghề tuỳ theo kỹ năng còn có nhiều mức độ khác nhau, nhìn chung cũng đạt được các kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)