b, Tầng lớp ngư dân nói chung bao gồm: dân làm nghề đánh cá và các loại hải sản khác, những người đánh cá thuê, lớp người làm trai bạn (thủy thủ) cho
1.4.1. Tình hình ruộng đất
Là một làng có diện tích nhỏ, nằm trên bờ biển Lý Hòa có đất nông nghiệp ít ỏi. Tuy nhiên nhờ làm ăn phát tài mà một số cư dân Lý Hòa đã bỏ tiền ra mua ruộng đất trồng lúa ở các làng lân cận. Do đó ruộng đất nông nghiệp ở Lý Hòa chủ yếu là ruộng đất tư song diện tích không lớn.
Theo địa bạ làm từ thời Gia Long (1802 – 1819) làng Lý Hòa có 28 mẫu 1 sào 6 thước cũng đều là đất thổ trạch (đất làm vườn nhà), 18 mẫu 8 sào 13 thước là đất hoang gò đồi cát, hay ngập mặn, đất chùa miếu và đất mộ. Vì thế nên nông nghiệp không có điều kiện phát triển và đúng ra cư dân của làng hầu như không làm nghề nông. Tình hình ruộng đất ở làng Lý Hòa có nhiều điểm khác biệt, tổng diện tích đất rất ít so với các làng khác đó là đặc điểm của Lý Hòa là làng ven biển, chỉ có một ít đất nhà ở và đất hoang gò đồi không đáng kể, đất này lại không thể canh tác được. Việc mua bán đất ở Lý Hòa diễn ra không mạnh mẽ, chỉ có một số ít gia đình giàu có mua được ruộng đất nhưng với diện tích cũng rất ít. Ruộng đất mua chủ yếu là ở các vùng xung quanh. Nguyên nhân do diện tích đất ở làng ít, không có diện tích trồng lúa lại không màu mỡ nên việc phát canh thu tô ở Lý Hòa không phổ biến. Số ruộng đất tư của cư dân Lý Hòa xưa, sau cải cách ruộng đất năm 1957 đã chuyển cho người dân xã Phú Trạch sử dụng. Ở Lý
Hòa hiện nay chủ yếu là đất ở và đất công cộng (đình, chùa, nhà văn hóa, trụ sở UBND, trường học, chợ...)