Sinh hoạt văn hóa 1 Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 70 - 84)

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA LÀNG LÝ HÒA – XÃ HẢI TRẠCH

2.2. Sinh hoạt văn hóa 1 Phong tục tập quán

2.2.1. Phong tục tập quán

Phong tục tập quán của mỗi làng xã là sự thể hiện phong cách sinh hoạt tinh thần, là nét đặc thù riêng của làng đó, là nguyện vọng của toàn thể dân cư trong một cộng đồng. Ở Việt Nam từ lâu phong tục tập quán là những quy tắc sinh hoạt

văn hóa tinh thần. Bởi vậy nó tạo nên một sức mạnh tinh thần vừa có chức năng giáo dục vừa thể hiện thế siêu hình, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mang lại lợi ích và niềm vui cho mọi người dân. Phong tục tập quán làng tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó quy định cách thức ứng xử sống của mỗi người đối với gia đình và làng xã.

Phong tục tập quán được biểu hiện ở nhiều mặt trong sản xuất và trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân.

Văn hóa truyền thống không phải là cái gì thuộc về quá khứ xa xưa, những gì đã quá lỗi thời mà là những gì phù hợp đã được thử thách kiểm nghiệm qua thời gian, qua quá khứ lịch sử, là những chuẩn mực mà toàn thể cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn và phát triển.

Như vậy văn hóa làng tự thân nó đã mang giá trị của cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trong hệ thống các giá trị đó có những giá trị bền vững, ổn định những phong tục tập quán, những lễ hội mang đậm bản sắc của địa phương hay những công trình nghệ thuật mang đậm màu sắc tôn giáo,... nhưng cũng có những yếu tố chỉ phát huy giá trị của nó trong những thời kỳ lịch sử nhất định.

Là cộng đồng trải qua quá trình tập hợp và cố kết, người Lý Hòa từ bao đời nay đã góp sức lực và trí tuệ cùng nhau tạo dựng nên cuộc sống vui tươi đầm ấm. Hơn nữa, do đặc thù nghề nghiệp đã tạo nên sự gần gũi đời sống sinh hoạt, quan hệ giữa các thành viên rất thân mật, chân thành. Điều đặc biệt là cư dân nơi đây rất mến khách, khách đến nhà được tiếp đón rất vui vẽ, bình thường thì mời trà còn thân thiết thì mời rượu.

Cư dân ở đây có tục làm nhà phải đợi nước lên, những việc quan trọng thì đều kiêng kỵ, ngày lễ luôn chọn ngày chẵn, ngày tốt. Người Lý Hòa có tục sợ nhện sa, chuột chạy, vì họ cho đó là điều chẳng lành báo trước.

Đối với phụ nữ có chồng, sinh con đầu lòng thì có tục sinh ở nhà mẹ đẻ, khi con đầy tháng mới đưa về bên nhà chồng như dân gian đã truyền:

“Con so nhà mạ Con rạ nhà chồng”

Khi đứa con sinh ra được một tháng thì có lễ đầy tháng, ngày đó người mẹ đi chợ bán một vài thứ gì đó (thường là gạo) gọi là bán phong long. Buổi đi chợ này nếu là đi mua thì không trả giá còn nếu bán thì người trả đầu tiên dù đắt hay rẽ đều bán. Trẻ mới sinh khi ngủ có tục đặt một cây dao cũ ngang trên đầu giường hoặc buộc ở đầu nôi. Khi bồng trẻ vào lúc hoàng hôn thì dán ngọn lá trầu hay bôi nhọ nồi vào trán với ý niệm xua đuổi ma quỷ.

Đối với lễ tết, chạp giỗ, người Lý Hòa cũng sắm cỗ bàn, hương hoa cúng ông bà tổ tiên để tỏ lòng tưởng nhớ và tri ân. Ngày chạp họ hay ngày tết con cháu thường đến thắp hương ở nhà thờ họ và trò chuyện hội họp.

Nhìn chung, những phong tục tập quán trong sinh hoạt của cư dân Lý Hòa rất vui vẻ, tế nhị, chân tình và sang trọng. Mặc dù ảnh hưởng của chế độ phong kiến vẫn còn cùng các lễ nghi tôn giáo khác nhưng nó vẫn thể hiện rõ mặt tích cực giàu tính nhân văn và đạo đức.

Phong tục tập quán liên quan đến nghề nghiệp.

Lễ Hạ giang: là cư dân chài lưới nên khi bắt đầu của những chuyến đi xa biển thì người dân Lý Hòa tổ chức lễ cúng gọi là lễ Hạ giang. Lễ này làm vào tháng 8 âm lịch do những người chủ thuyền đứng ra tổ chức. Lễ này được tổ chức rất sớm. Mọi người tham gia rất đông. Lễ này còn được gọi là hội đi trông về mừng, nhằm tạ ơn thần đã phù hộ cho các hộ ghe đi biển buôn bán thắng lợi và an toàn. Tối 14 tháng 8 người ta bắt đầu làm lễ hành yết, sáng 15 mới làm lễ chính. Nghi thức lễ như sau: khi làm đại lễ các chủ nghe bầu cho phu khuân đội cái mâm cỗ đến bày biện để tế thần, phần nghi lễ này sẽ do làng tiến hành. Ban nghi lễ gồm có: chủ tế, 2 bồi tế, 1 thầy làng thông xướng đọc chúc, 2 người đánh trống đại và bù lu, 2 người đánh trống con và chiêng, có thêm 4 người dâng rượu hầu thần và 4 nhạc cụ là trống, kèn, xập xòa và cóc. Lễ vật gồm có xôi, rượu, gà, đầu heo và các loại bánh trái hoa quả, sau khi cúng xong sẽ đem chia cho dân làng cùng hưởng lộc của thần, còn các ghe bầu được tu sửa để chuẩn bị cho cuộc hành trình kẻ Nam người Bắc tiếp tục đến tết Nguyên Đán mới về.

Lễ tống táng cá voi: với quan niệm cá voi là ân nhân của những người sống trên biển cả vì đã từng giúp đỡ cư dân đánh được nhiều cá và cứu những người bị

nạn. Để tỏ lòng tôn kính biết ơn, mỗi khi cá voi chết và dạt vào bờ thì ngư dân làng Lý Hòa lập tức họp nhau lại rước xác cá voi tống táng.

Trong lễ tống táng này người chịu trách nhiệm lớn nhất là người đã thấy con cá voi và coi như người thân nhất của mình. Lễ tống táng cá voi được diễn ra rất bài bản, cụ thể là tổ chức khâm liệm, sau đó là cờ trống để đưa tang cá voi. Thi hài của cá voi được chôn tại một nghĩa trang riêng, thời gian đầu liên tục có người canh giữ. Đối với người thấy xác cá voi đầu tiên thì trong thời gian tang lễ phải bận quần áo tang trắng và có vai trò như một người trưởng nam và thời gian để tang là 2 – 3 năm. Chôn cất xong, ba ngày sau thì có thể mở cửa mộ và cúng lễ 100 ngày, sau 3 năm thì có lễ hết tang. Trong thời gian tang lễ cá voi, dân làng có kèm theo lễ hội cầu mùa, tổ chức hò khoan, chèo cạn rất đông và trang trọng.

Tóm lại người Lý Hòa sinh ra và lớn lên trên vùng biển, vì thế nên mọi biến động của biển cả đều có ảnh hưởng tới họ. Trong chiều sâu tâm thức, ngư dân Lý Hòa đặt tin tưởng vào sinh vật khổng lồ vừa hiền vừa thiêng mà họ gọi một cách kính trọng là cá “Ông” hoặc “Ông”. Dù rằng sự trợ giúp của cá “Ông” chỉ mang tính huyền thoại nhiều hơn là hiện thực. Phải chăng trước thiên nhiên hung dữ, khi khoa học - kĩ thuật chưa phát triển thì con người chỉ là một sinh linh bé nhỏ, yếu đuối trong một vũ trụ bao la huyền bí, vì thế tự trấn an bằng cách dựa vào những uy lực huyền bí siêu nhiên để mong có được sự phù hộ cho cuộc sống và nghề nghiệp? Dù thế nào đi nữa thì tín ngưỡng này vẫn là nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển khơi bởi nó đã góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, đó là nét đẹp phong tục, nghệ thuật sân khấu, tinh thần cố kết cộng đồng và làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của phần lớn ngư dân. Hơn nữa nó còn mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện thế ứng xử văn hóa của làng xã trước biển cả.

Văn hóa ẩm thực

Người Lý Hòa có văn hóa ẩm thực khá phong phú với nhiều loại món ăn khác nhau.

Người dân Lý Hòa thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún). Bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình diễn ra vào buổi trưa và buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ.

Bữa ăn chính ngày thường bao gồm một món chủ lực (cơm), một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương.

- Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người một bát và đôi đũa).

- Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đình dùng chung.

- Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho như thịt, cá.

- Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối. Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau.

Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người dân hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật.

Cỗ bàn:

Cỗ bàn thường sử dụng nhiều món ăn trong đó nhấn mạnh đặc biệt các món mặn dùng nguyên liệu động vật, loại trừ tất cả những món ăn ngày thường như rau luộc, dưa cà v.v.

Cúng tổ tiên (ngày giỗ chạp, ngày tết cổ truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà luộc nguyên con hoặc chân giò. Cúng người mới mất chỉ dùng xôi trắng và một quả trứng luộc.

Cỗ tết truyền thống rất cầu kỳ, mâm cỗ cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và 5 đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào. Ngày nay mâm cỗ tết đã có nhiều thay đổi về thực đơn theo xu hướng tinh giản, chú trọng “chơi” hơn “ăn”.

2.2.2. Lễ hội

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ

những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp, những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú, những người chữa bệnh cứu người, những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân của người dân đối với các vị thần hoặc những người có công với làng với nước.

Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn cội đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội thường thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội cũng là hoạt động thể hiện nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của cha ông theo cách riêng. Hoạt động lễ hội thường kết hợp giữa yếu tố tâm linh với các trò chơi đua tài, giải trí... Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của cộng đồng được tái hiện một cách rất sinh động. Con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.

Vì vậy lễ hội là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi làng quê và Lý Hòa cũng không phải ngoại lệ. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một vùng quê miền biển mặn nòi đã được tái hiện một cách rất sinh động.

Hội đua thuyền

Cứ mỗi độ xuân về, trên dòng sông Lý Hòa lại âm vang tiếng mõ, tiếng chiêng trống của ngày hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền đã thực sự đi vào tiềm thức và trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của cư dân Lý Hòa nó chứa đựng sức sống mãnh liệt, niềm lạc quan yêu đời và sự vươn lên mạnh mẽ của đất và người nơi đây. Đây thực sự là một hoạt động văn hóa rất có giá trị mang sắc thái riêng của Lý Hòa.

Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống phong tục, lễ hội của cư dân nơi đây. Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền. Lễ hội đua thuyền có từ bao giờ, quá trình hình hành và phát triển của nó như thế nào thì không phải ai cũng biết, ngay cả những người dân quê nơi đây cũng chỉ lưu truyền những câu chuyện truyền miệng do các thế hệ trước kể lại mà thôi. Như vậy, đến nay vẫn chưa thể biết chính xác thời điểm ra đời cụ thể của lễ hội độc đáo này. Tuy nhiên theo nhiều người dân lớn tuổi trong làng kể lại thì cuộc thi truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác ở làng quê gắn liền với con sông này trong ngót nghét 3 thập kỉ... Tham gia lễ hạ thủy có đông đảo trai tráng và các bô lão cao tuổi có uy tín trong làng. Việc chọn trai bơi cũng được tiến hành kỹ lưỡng. Đó thường là những trai tráng khỏe mạnh, lực lưỡng, dẻo dai và chịu khó. Sau khi được chọn lựa, các trai bơi được họp để thông báo về quy chế bơi đua, được phát quần áo đồng phục và tập trung tập luyện cho đến ngày toàn xã tổ chức hội đua thuyền. Thuyền ở Lý Hòa có dáng thon dài, ngang nơi rộng nhất 1,4m, dài 9,5m. Trước kia thuyền được làm bằng khung gỗ mây tre sau này mây tre được thay bằng mê nhôm hoặc đuya-ra vừa đỡ được sức cản của nước hơn. Những con thuyền đua được trang hoàng đẹp đẽ, những mũi thuyền chắc chắn, dưới tay chèo của những chàng trai Lý Hòa cường tráng, rẽ sóng lướt nhanh trong không khí tưng bừng của tiếng hò reo cổ vũ, vang cả một vùng sông nước. Về trang phục các thôn tự chọn trang phục cho trai bơi nhưng không được trùng nhau và bao giờ các trai bơi cũng chít khăn đỏ trên đầu.

Trước khi vào bơi, ban lễ hội cho các ghe đua một lần và các ghe tổ chức đưa lễ vật ra dinh để tế lễ, sau đó tập trung cúng tại đình làng và bắt đầu vào lễ đua, chủ lễ bưng hộp thăm ra đặt trước bàn cho 4 vị chủ của 4 thuyền rút thăm để chọn đường đua. Sau khi cúng lễ xong, các đội bơi đều bơi ra giàn bơi, lúc này các thuyền bơi đều nằm trong tư thế sẵn sàng. Hiệu lệnh để đua ngoài trống ra còn có sợi dây giữ thuyền do ông đốc mọng cầm, khi tiếng trống vừa dứt cũng là lúc sợi dây được thả ra. Lúc này các thuyền đều buông chèo khua nước cố ra sức để giành giải. Điều này không chỉ vinh dự cho người bơi mà còn vinh dự cho xóm chòm của mình. Đồng hành cùng thuyền đua, người xem trong tay cờ hoa,

nón mũ vẫy chào, tiếng hò reo làm huyên náo của một vùng sông nước. Đua thuyền ở Lý Hòa là ngồi đua, các tay chèo ngồi dọc hai bên mạn thuyền trong tư thế khá gò bó, trong lúc thuyền đua vừa to vừa nặng lại đòi hỏi các tay đua phải có sức chịu đựng dẽo dai, phân phối sức lực phù hợp mới giành được chiến thắng. Để thắng cuộc, không chỉ cần riêng sức khỏe, sức dẽo dai của mỗi tay đua mà phải có sự ăn nhịp giữa người cầm lái, người chấp lệnh và người ngồi đua.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w