Lý Hòa trong những năm kháng chiến chống Mỹ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 106 - 116)

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA LÀNG LÝ HÒA – XÃ HẢI TRẠCH

2.4.3.2. Lý Hòa trong những năm kháng chiến chống Mỹ

Năm 1950, đế quốc Mỹ đã can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Sau hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về dựng lên bộ máy chính quyền tay sai của Mỹ, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, đàn áp cách mạng, chia cắt lâu dài nước ta. Như vậy từ sau hiệp định Giơnevơ “đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trở thành kẻ tử thù trực tiếp của nhân dân ta”. Thực hiện nghị quyết đại hội III của Đảng, phong trào cách mạng ở cả 2 miền đều đã giành được những thắng lợi to lớn. Đế quốc Mỹ không can tâm chấp nhận thất bại, đã tiếp tục các chiến lược, chiến tranh leo thang mở rộng thành chiến tranh cục bộ ở cả miền Nam đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc. Những tính toán phiêu liêu, ác hiểm của đế quốc Mỹ trực tiếp cản trở và uy hiếp công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân miền Bắc bằng việc tạo dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” ngày 5/8/1964 và sử dụng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc.

“Được sự chỉ đạo, giáo dục của tỉnh và huyện, Đảng bộ xã Hải Trạch đã tổ chức quán triệt tình hình và nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng cho nhân dân, thấy rõ vị trí địa bàn của xã mình, xác định thái độ của Đảng bộ và nhân dân bằng các phong trào lao động sản xuất, luyện tập chiến đấu, canh phòng và hăng hái trên các lĩnh vực xã hội. Sự kiện ngày 5/8/1964, gia tăng sự căm phẫn trong dân chúng và thôi thúc việc luyện tập của 4 trung đội dân quân và trung đội thường trực, tinh thần sẵn sàng chiến đấu với các hoạt động của kẻ thù, bổ sung các phương án tác chiến trên bờ, tăng cường canh phòng mặt biển. Ngày 7/2/1965, đế quốc Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh không quân và hải quân vào miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này thông thường từ sáng đến tối, nhiều tốp máy bay phản lực của không quân và hải quân Mỹ đã bắn phá nhiều nơi từ vĩ tuyến 17 trở ra. Quảng Bình trở thành trọng điểm đánh phá. Quân dân tỉnh Quảng Bình đã anh hùng đánh trả không quân và hải quân Mỹ ngay trong ngày đầu đối mặt: 6 máy bay hiện đại của không lực Hoa Kì đã bị bắn rơi. Lực lượng dân quân Hải Trạch – trung đội thường trực, với vũ khí thô sơ (súng thường) đã nổ súng bắn máy bay thấp trên các trận địa thuộc chiều dài bờ biển của xã, biểu thị tinh thần dũng cảm và quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược của nhân dân xã Hải Trạch.

Từ cuộc chiến đấu ngày 7/2/1965 trở đi Đảng bộ quân và dân xã Hải Trạch ngày càng vững vàng và đối mặt với thử thách trong thời kì chiến đấu mới – thời

kì có nhiều sự tích oanh liệt nhất, vẻ vang nhất và hào hùng nhất trong lịch sử phát triển và trưởng thành của mình, hòa nhập trong cao trào kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng.

Sau ngày 7/2/1965, tỉnh và huyện đã có nghị quyết thể hiện quyết tâm của Đảng bộ và quân dân Quảng Bình, vô luận tình huống nào cũng phải đẩy mạnh sản xuất, giữ vững, củng cố phong trào hợp tác hóa, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, vô luận tình huống nào cũng phải phục vụ giao thông vận tải. Đảm bảo chi viện chiến trường, coi giao thông vận tải là mặt trận hàng đầu, vô luận tình huống nào cũng phải ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ quê hương.

Nghị quyết và sự chỉ đạo của tỉnh và huyện là sự định hướng cơ bản đồng thời là nguồn động viên quyết tâm và tinh thần chiến đấu của quân dân. Trên cơ sở đó Đảng bộ Hải Trạch đã xác định nhiệm vụ và công tác của Đảng bộ năm 1965 - 1966 là:

Tăng cường công tác an ninh, củng cố quốc phòng toàn dân, giữ vững đẩy mạnh sản xuất và các mặt hoạt động, góp phần làm tròn vai trò là hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn - cách mạng miền Nam, là tiền phương của miền Bắc xã hội. Nhiệm vụ chung đó được cụ thể thành công tác sau đây:

1. Chuyển mọi hoạt động sản xuất, văn hóa giáo dục từ thời bình sang thời chiến, tích cực củng cố và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Bảo vệ tính mạng và tài sản của dân, vận động nhân dân sơ tán khẩn trương xây dựng hầm hào để phòng tránh, giảm bớt thương vong khi địch oanh tạc, pháo kích từ biển vào cũng như khi chiến sự xảy ra trên địa phương mình.

3. Tăng cường công tác phòng thủ, củng cố và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng an ninh. Tổ chức phân công tuần tra bảo vệ bờ biển chống đột nhập của biệt kích, người nhái, giữ gìn trật trự an ninh thôn xóm.

4. Động viên và tích cực tổ chức phòng tránh đảm bảo hoạt động của giáo dục và y tế,... theo chức năng phạm vi của mình.

Biến quyết tâm thành hành động, Đảng bộ đã tổ chức một đợt sinh hoạt chính trị, coi đó là một trong các biện pháp cơ bản giúp cho Đảng viên, cán bộ và nhân dân thấu suốt tình hình và nhiệm vụ chiến đấu, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị. Đảng bộ triển khai việc giáo dục nhân dân Hải Trạch lòng căm thù bọn xâm lược và bè lũ tay sai, bồi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng tấn công, dám hi sinh giành thắng lợi trong sự nghiệp lớn lao của dân tộc, đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược.

Qua sinh hoạt chính trị sâu rộng, Đảng viên, cán bộ, đoàn viên, xã viên và nhân dân đều nhất trí cao với quyết tâm chiến lược của Đảng, củng cố lòng tin với Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ. Đợt sinh hoạt chính trị còn xác định rõ nhiệm vụ chính trị và vị trí của địa phương mình, dấy lên một cao trào cách mạng mới thực hiện quyết tâm và sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên và đề ra những nhiệm vụ công tác cụ thể của Đảng bộ mình” [24;81-83].

Mặt trận giao thông vận tải là mặt trận hàng đầu và ngày càng trở nên quyết liệt nhất là sau khi địch đánh phá ở Quảng Bình và Bố Trạch ngày 7/2/1965. Đối với Hải Trạch, do nằm trên đoạn đường quốc lộ 1A đi qua, là một đoạn có nhiều mục tiêu kẻ thù có thể đánh bất cứ lúc nào nhằm phá hoại và cản trở việc chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Huyện đã giao cho xã Hải Trạch phải đảm bảo mạch máu giao thông trên đoạn quộc lộ 1A từ cầu Khe nước phía Bắc đến cầu Lý Hòa phía Nam, đèo Lý Hòa ở giữa. Nhiệm vụ là lấp đường, vá đường, làm đường tránh, làm đường ngầm từ nhân lực, vật lực công cụ và phương tiện, đời sống vật chất và tinh thần của lực lượng lao động (và một phần gia đình họ) đều do xã đảm nhiệm.

Thực hiện theo tinh thần chung và nghị quyết của Đảng bộ, suốt thời gian chống Mỹ cứu nước, trên mặt trận này Lý Hòa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nổi bật lên là mấy chiến tích tiêu biểu sau đây:

Chiến đấu thông xe cầu Khe nước

“Suốt năm 1966, địch đánh phá dữ dội cầu Khe nước để ngăn chặn các xe chuyển hàng từ cảng sông Gianh vào phía Nam. Vì cầu ngắn, địch đã liên tục đánh phá cả ngày đêm trên một vùng quanh cầu trong phạm vi bán kính 500m để phá cầu và phá hủy rừng phi lao, tạo nên một vùng dày đặc hố bom. Ban chỉ huy

xã đội đã điều động trung đội dân quân do chị Võ Thị Đởn làm trung đội trưởng đến chốt trụ ở khu vực đó với nhiệm vụ duy nhất: đảm bảo thông xe.

Trung đội này hai phần là ba là thanh niên nữ, đã nhanh chóng tiếp cận khu vực để triển khai nhiệm vụ. Ban ngày có một bộ phận chuyên quan sát địch, theo dõi các vị trí ném bom đánh phá trong ngày, đại bộ phận lo chuẩn bị cây để lát mặt bằng cho xe qua, ban đêm công việc được tiến hành theo một kế hoạch được xác định trước: thực hiện san lấp hố bom, tạo mặt bằng để xe đi, khiêng vác phi lao đã chuẩn bị ra vị trí đã san lấp và lát thành đường cho xe qua. Có nhiều lần địch dội bom xuống khu vực hoặc có đêm địch thả pháo sáng để hạm đội tàu khó vào, công việc của trung đội vẫn tiếp tục. Có những lúc trung đội phải đối mặt với thương vong nhưng trung đội vẫn tỏ rõ lòng dũng cảm, gan dạ không hề từ nan khó khăn công việc. Trong một thời gian dài, trung đội đã hoàn thành nhiệm vụ được phân công đảm bảo thông xe, quân số an toàn” [24;91].

Làm đường tránh từ chân đồi 75 đến Bàu Cừa

“Tiếp sau nhiệm vụ đảm bảo thông xe cầu Khe nước, huyện giao cho xã Hải Trạch làm con đường tránh từ chân đồi 75 đến đập Bàu Cừa, dài 5km, gọi là đường chân đồi 75. Vùng đồi 75 là một trọng điểm địch để đánh phá cả hai phía: đánh cầu Khe nước ở phía Bắc, đánh cầu Lý Hòa ở phía Nam, đó còn là mục tiêu trút bom đạn còn lại của không lực hải quân Mỹ trước khi về căn cứ. Đường chân đồi 75 đi men theo chân Hòn Bung, qua nhiều khe cạn và đồi thấp có độ đá dày và rất cứng, do vậy việc làm đường đã khó, việc đảm bảo phòng tránh cho người càng khó hơn. Công cụ chủ yếu bằng xà beng, cúp to, xúc đá bằng xẻng lớn, rải đá bằng rổ, giánh bằng tre đan... tất cả đều bằng sức người.

Đảng ủy lập một ban chỉ huy công trường, lực lượng trung đội được tăng cường thêm, đa số dân quân đều là nữ thanh niên. Dựa vào những kinh nghiệm về tổ chức lao động và trú quân của trung đội thông xe cầu Khe nước, ban chỉ huy công trường triển khai công việc khẩn trương và thuận lợi. Chỉ sau vài ngày đêm, địch phát hiện và bom đạn lại lần theo từng đoạn đường, hạn chế tốc độ thi công và công việc chủ yếu được thực hiện về đêm, do vậy thời gian hoàn thành công trình bị chậm lại và cuối cùng cũng đã hoàn thành.

Trong cuộc chiến đấu để hoàn thành đường chân đồi 75, anh chị em dân quân đã nêu cao tinh thần chấp nhận vất vả và căng thẳng, sẵn sàng hi sinh cho mạch máu giao thông thông suốt. Tiêu biểu là sự hi sinh dũng cảm của liệt sĩ Lê Thị Sen người con gái Hải Trạch hiền hậu và thân thương, tên tuổi Chị mãi mãi sáng ngời trên bảng vàng “Tổ quốc ghi công”. Nhiều anh chị em dân quân cũng được biểu dương, trung đội trưởng Võ Thị Đởn đã được đi báo cáo thành tích ở đại hội dân quân khu 4 qua 4 năm chống Mỹ cứu nước” [24;92].

Cuộc chiến đấu làm cầu ngầm Lý Hòa

“Trong các đợt đánh phá của không quân Mỹ, cầu Lý Hòa đã bị địch đánh hỏng. Việc làm cầu ngầm Lý Hòa đã được đặt ra một cách khẩn trương để đón thời cơ vận chuyển hàng lên phía trước. Tỉnh ủy và huyện ủy giao cho Đảng bộ và nhân dân các xã xung quanh cầu đảm nhiệm nhất là xã Hải Trạch. Huyện ủy trực tiếp giao cho xã Hải Trạch mở một chiến dịch lấp sông làm cầu ngầm ở vị trí cầu Lý Hòa cũ.

Trên cơ sở quyết tâm đã được bàn bạc cụ thể, sôi nổi, các chi bộ đã nhanh chóng truyền đạt đến nhân dân các xóm, nhanh chóng tạo nên một khí thế cách mạng lạ thường biểu lộ tập trung là 120 nhà dân tự nguyện xung phong dỡ nhà và 26 thuyền của hợp tác xã cũng được xác định cụ thể. Dựa trên danh sách đã có đồng chí Phan Lùm – Bí thư Đảng ủy, chính trị viên xã đội và đồng chí Hồ Tớ - Bí thư chi đoàn đã huy động đoàn viên, thanh niên nam, nữ từng xóm trực tiếp giúp các gia đình dỡ ngói, hạ nhà sau đó đập tường và khuân xuống bờ sông tập kết vật liệu. Theo kế hoạch ra quân đợt đầu, tập trung tất cả 26 thuyền để chở trong đêm đầu. Sau khi đã chuẩn bị xong, chờ lệnh xuất phát thì được huyện đội thông báo còn khoảng 36 bom nổ chậm vùng sông ven cầu gần vị trí làm cầu ngầm. Ban chỉ huy xử trí thận trọng và kịp thời cả đội thuyền chờ tại chỗ, cử một thuyền đi trước, được trang bị trung liên thực hiện phá bom nổ chậm dưới sông bằng cách vừa chèo đi vừa bắn xuống dòng sông để rà phá bom. Thực hiện kế hoạch và sự phân công của đồng chí Lủm, đồng chí Hồ Tớ đã hoàn thành chuyến mở đầu và trở về an toàn. Theo luồng đi và vị trí đổ đã được đánh dấu, ban chỉ huy cho 25 thuyền tiếp tục công việc theo kế hoạch nối tiếp dự định. 26 thuyền đã thực hiện khối lượng công việc trong đêm đầu, thuyền và người an toàn. Đêm

thứ hai trong khi đội thuyền đang làm nhiệm vụ thì bị địch phát hiện và đánh phá, làm cho đội thuyền phải tạm ngừng công việc... trước tình hình đó lực lượng chị em đã xung phong gánh gạch đá ban ngày để công trình được hoàn thành theo dự định. Nhờ sự hợp lực gánh ban ngày của chị em, công việc làm cầu ngầm qua sông Lý Hòa đã được nhân dân xã Hải Trạch hoàn thành trong 3 ngày đêm” [24;92-93]

Tổ chức chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ vận tải đường biển

Đảng bộ và nhân dân xã Hải Trạch đã tổ chức trân trọng tôn nghiêm lễ tiễn đưa truy điệu sống “chồng con mình, anh em mình”... để họ đi làm nhiệm vụ với lòng yêu nước và chí căm thù giặc, lên đường phục vụ “chiến dịch Hòn La” góp phần mình vào những kì tích oanh liệt và sáng tạo của nhân dân Việt Nam. Phục vụ chiến dịch Hòn La mãi mãi là trận chiến khó phai mờ trong tâm trí Đảng bộ và nhân dân xã Hải Trạch.

“Trong sự nghiệp kháng chiến vĩ đại đó, các thế hệ của Đảng bộ và nhân dân xã Hải Trạch đã đóng góp phần tích cực và vinh dự được Đảng và nhà nước tặng thưởng:

217 bằng tổ quốc ghi công.

- Phong tặng và truy tặng 5 “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. - 1 huân chương chiến công hạng hai.

- 1 huân chương lao động hạng 2. - 1 huân chương chiến công hạng 3. - 1 bằng khen của Thủ tướng chính phủ. - 1 bằng khen của bộ giao thông vận tải.

- Cờ Nguyễn Văn Trỗi của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản. - 1 huy hiệu Bác Hồ (đồng chí Phạm Lủm)” [24;100].

Ngoài ra các cá nhân xã Hải Trạch được tặng 1560 huân chương các loại. Với những thành tích nổi bật và những phần thưởng kể trên, thời kì chống Mỹ cứu nước thực sự là thời kì oanh liệt nhất, vẻ vang, hào hùng nhất trong lịch sử Đảng bộ và nhân dân Hải Trạch, xứng đáng với danh hiệu “đơn vị anh hùng

Ra đời tuy muộn hơn so với nhiều làng xã khác ở Quảng Bình nhưng Lý Hòa đã nhanh chóng vươn lên để phát triển thành làng trù phú, thịnh vượng, không chỉ là làng văn vật mà còn nổi tiếng về làng hiếu học - khoa bảng.

C. KẾT LUẬN

Trong lịch sử Việt Nam các làng xã tồn tại lâu dài và phổ biến, với tư cách là một tổ chức xã hội. Làng Lý Hòa ra đời ở đầu thế kỷ XVIII khi chế độ phong kiến rơi vào trình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến đã phân chia đất nước thành Đằng Trong và Đằng Ngoài. Đằng Trong thuộc về chúa Nguyễn, Đằng Ngoài thuộc về chúa Trịnh. Nông dân một số vùng Thanh Nghệ không thể chịu nổi những áp bức, bốc lột quá nặng nề của

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 106 - 116)