Các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian 1 Hát nhà trò

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA LÀNG LÝ HÒA – XÃ HẢI TRẠCH

2.3. Các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian 1 Hát nhà trò

2.3.1. Hát nhà trò

Đây là điệu hát kết hợp với múa quạt, vừa múa vừa hát rất rộn ràng. Tốp múa có 8 người – 10 người, áo màu rực rỡ, hai tay cầm hai quạt để múa hát theo đội hình hai hàng ngang, hai hàng dọc.

Nội dung bài hát để múa vẫn là ghi tạc công đức thần, cầu phúc, cầu tài lọc cho con dân để có cuộc sống lao động thuận lợi đạt tới ấm no hạnh phúc. Điệu múa này giống tựa điệu múa sắc bùa của Khánh Hòa mà các cụ đi ghe bầu đã học được khi đỗ tại bến chùa Chụt nơi thờ Thiên Yana sau đó đưa về truyền dạy cho con cháu tập luyện múa hát.

2.3.2. Chèo cạn

Lễ hội cầu ngư hàng năm là một trong những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của bà con ngư dân vùng biển nói chung và bà con ngư dân Lý Hòa nói riêng. Đi đôi với lễ hội là chương trình chèo cạn, một điệu dân vũ phổ biến ở các làng biển trong dịp có lễ hội của làng.

Múa bài chèo còn gọi là chèo cạn gồm 14 – 16 cô gái chưa chồng (con con) và hai người “cái hò” 1 nam 1 nữ hò cái (con cái). Trang phục là áo xanh, quần trắng, đầu chít khăn màu xanh lá chuối non, cài hoa đỏ, chân đi guốc mộc, mỗi người cầm một cây chèo dài khoảng 1,5m, đầu tay ngang sơn đỏ còn mái sơn màu trắng, hai cổ tay cầm chèo có buộc giải đỏ. Hai cái mặc áo màu khác với con con, đầu đội mũ khăn đóng thắt lưng màu, hai tay cầm hai thanh tre bằng gỗ. Trước khi vào hội thì con cái phải quỳ xuống đọc bài tế với nội dung dâng lên

thần nói lên mục đích của lễ hội là lễ hội gì và xin thần chấp nhận để con cháu được thực hiện phần lễ trong phần hội. Khi con cái đọc dứt câu thì mọi người trong đội gục đầu cúi lạy. Khi tế xong theo hiệu trống chầu toàn đội đang quỳ tế cầm chèo đứng dậy chuẩn bị chèo cạn. Trống chầu đánh hai dùi lệnh sau đó mới đánh dùi 3, lúc này con con dập chèo căn ngang với tư thế chèo. Hai con cái đánh nhịp xanh 3 lần đến sau lần 2 hàng con con sắp chèo theo nhịp xanh, chuẩn bị chèo. Con cái hò dứt 1 câu đánh 3 hợp xanh lên xuống thì con con hò theo:

“Xô đi xô hò khoan hà hã hô”

Quá trình con con xô thì con cái đánh nhịp xanh đều đặn. Con con dứt xô thì con cái tiếp tục 3 nhịp xanh lên xuống rồi lên và bắt đầu hò câu khác, cứ như thế cho đến hết đoạn hò chèo cạn. Các bài hò chủ yếu ca ngợi quê hương, sau cách mạnh tháng Tám thì ca ngợi Đảng kính yêu, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi thôn xóm đổi mới trong bài chèo cạn cầu yên đầu năm mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

“Có xuống biển Đông mới biết con sông là nhỏ Có lên trên rừng mới biết núi nọ là cao

Qua đói nghèo qua cực khổ gian lao

Nhớ ơn sâu của Đảng thấm tình công lao Bác Hồ”

Hoạt động văn hóa này là món ăn tinh thần không thể thiếu của cư dân Lý Hòa xưa. Đặc biệt trong tình cảm gia đình và xã hội, việc đưa linh người quá cố ở Lý Hòa không thể thiếu những làn điệu dân vũ này, nó thể hiện tình cảm của mọi người, của xóm thôn đầy cảm động đối với người về nơi cõi vĩnh hằng.

“Cụ ra đi về nơi an nghỉ

Để lại cho con cháu bao nổi tiếc thương Cầu mong sao nơi chốn suối vàng

Cụ linh thiêng che chở Phù hộ độ trì cho cháu con”

Chèo cạn đã trở thành một nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc, một di sản văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ con cháu của làng hôm nay tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 88 - 90)